Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Nhà có tang có được làm đám cưới không?
Nhà có tang có được làm đám cưới không? Theo quan niệm truyền thống, khi nhà đang có tang, điều kiêng kỵ nhất là tổ chức những cuộc vui, trong đó đám cưới là việc hỷ sự, nên đa số đều phải hoãn lại, chờ đến khi mãn tang mới được tiến hành.
Khi chuẩn bị cưới hỏi, các đôi uyên ương thường lo ngại nhất nếu gia đình có người mới qua điều, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuẩn bị và kế hoạch cưới xin.
Đám hiếu là điều diễn ra bất ngờ nên đa số tâm lý các cô dâu chú rể đều lúng túng, không biết cách xoay sở ra sao. Khi gặp điều không may này, điều đầu tiên đôi uyên ương nên làm là bình tĩnh, bàn bạc cùng hai bên gia đình để có cách giải sắp xếp trọn vẹn nhất.
Tham khảo thêm: Hỷ phục đám cưới Trung hoa
Chuẩn bị cưới mà nhà lại có tang đó là trường hợp "Ưu hỷ trùng phùng". Vui và buồn dồn vào một lúc. "Sinh hữu hạn, tử vô kỳ", cuộc đời thì có hạn nhưng ai biết trước chết vào lúc nào. Theo lễ nghi thì khi trong nhà còn tang, trên đầu còn có vành khăn trắng, nhất là đại tang thì tránh mọi cuộc vui.
Nhưng lễ cưới đã chuẩn bị sẵn, nếu quá câu nệ thì quả gay go cho cả hai gia đình, nhiều trường hợp tình duyên đôi lứa dở dang, nhất là các gia đình cả đôi bên đều ông già bà cả, có khi đợi đến bảy, tám năm sau chưa hết tang. Vì vậy tục lệ xưa cũng có khoản "trừ hao" : "Cưới bôn tang, tức là cưới chạy tang". Khi đó người chết nằm tạm trên giường, đắp chăn chiếu lại, chưa nhập quan, hoặc gia đình có thể tự làm thủ tục khâm liệm, nhập quan nhưng chưa làm lễ thành phục.
Theo nghi lễ, nếu chưa thành phục thì trong nhà chưa ai được khóc. Hàng xóm tuy có biết nhưng gia đình chưa phát tang thì chưa đến viếng, trừ thân nhân ruột thịt và những người lân cận tối lửa tắt đèn có nhau, coi như người nhà.
Trong khi đó, cả hai gia đình chuẩn bị gấp đám cưới cũng làm đủ lễ đưa dâu, đón dâu, yết cáo gia tiên, lễ tơ hồng... nhưng lễ vật rất đơn sơ, thành phần giản lược, bó hẹp trong phạm vi gia đình và một vài thân nhân. Khách, bạn đã mời cũng miễn, sẽ thông cảm sau.
Công việc cưới, gả xong xuôi mới bắt đầu phát tang. Cô dâu chú rể mới, trở thành thành viên của gia đình, chịu tang chế như mọi con cháu khác. Nếu hai gia đình thông cảm cho nhau, có thể trong một ngày, từ sáng đến trưa cưới dâu, chiều tối phát tang cũng xong.
Xem thêm: Nhà có tang kiêng quan hệ bao lâu?
Nhà có tang ông, bà ( nội, ngoại ) có nên làm đám cưới?
Nhà có tang ông bà trong gia đình thì việc cưới xin sẽ phải lùi lại ít nhất là sang năm mới, hoặc phải để tang ông bà nội/ ngoại trong vòng 1 năm Vì nhiều người cho rằng, tổ chức cưới cùng năm có tang sẽ mang đến những điều không may mắn cho đôi uyên ương.
Hiện nay, tư duy kiêng kỵ cũng dần thoáng hơn và việc tổ chức đám cưới khi nhà mới đang có đám hiếu cũng vì thế mà không khắt khe như cũ. Với cô dâu chú rể gặp đám tang là ông bà nội, ngoại, cách giải quyết có thể vẫn giữ nguyên lịch trình tổ chức cưới, nhưng cũng phải làm nhanh gọn.
Ví dụ, nếu cô dâu có ông ngoại hoặc bà ngoại mới mất, thì đám cưới chủ yếu sẽ diễn ra ở nhà trai, nhà gái không tổ chức rầm rộ, mà chỉ làm lễ thắp hương gia tiên đơn giản. Lúc này cha mẹ, họ hàng của cô dâu vẫn được tham dự lễ ăn hỏi diễn ra tại nhà gái, nhưng tới lễ thành hôn, mở tiệc đãi khách, phía nhà ngoại của cô dâu không được góp mặt mà chỉ cử 1 - 2 đại diện tới giao tiếp với nhà trai.
Trong lễ thành hôn, bố mẹ cô dâu và họ nhà ngoại của cô dâu sẽ không được đưa con gái về nhà chồng mà phải nhờ tới những người họ hàng bên nội, anh em ruột của bố cô dâu ra mặt để làm lễ với nhà trai. Tóm lại, những người có mối quan hệ liên quan họ hàng, ruột thịt tới người mới mất sẽ không được tham dự vào lễ cưới của đôi uyên ương.
Khi mở tiệc đãi khách tại khách sạn, nhà ngoại của cô dâu cũng vì có tang mà không được mời khách tới dự đám cưới rộng rãi, chỉ mời những người đặc biệt thân thiết. Khi tổ chức lễ thành hôn trên hội trường, bố mẹ cô dâu không được lên trên sân khấu hay phát biểu trong lễ cưới như kịch bản thường thấy.
Vì bố mẹ cô dâu không thể xuất hiện nên để cân đối, bố mẹ chú rể cũng không lên sân khấu mà chỉ có cô dâu chú rể thực hiện nghi lễ kết hôn trong sự chứng kiến của người thân, bạn bè. Sau khi nghi lễ kết thúc, MC có thể mời bố mẹ hai bên lên tặng quà cho đôi uyên ương mới và bố mẹ cô dâu phải nhanh chóng lui về hậu trường.
Tương tự, nếu gia đình nhà trai có tang thì số lượng thành viên nhà trai sang nhà gái làm lễ ăn hỏi, đón dâu phải rút gọn, chỉ để các đại diện cần thiết và hạn chế tối đa những người có quan hệ gần nhất với người đã qua đời. Ví dụ nếu bà ngoại của chú rể mất, thì trong đám cưới, mẹ và các dì, các bác bên nhà ngoại của chú rể không được tham dự đám cưới. Lúc này các đại biểu của nhà trai phải là bố cùng cô dì chú bác trong họ nội của chú rể.
Bố mẹ mất có làm đám cưới được không?
Nếu chuẩn bị cưới mà 2 bên có bố mẹ mất có làm đám cưới được không? Điều này phải tùy thuộc vào sự bàn bạc sắp xếp của hai nhà mà hoãn đám cưới hay cố gắng sắp xếp để tổ chức cưới như kế hoạch đã định.
Nếu như nhà có tang cha mẹ thì tốt nhất là nên kiêng đám cưới, để tang bố mẹ 3 năm. Đây được xem như là cách giữ đạo hiếu với người đã mất cũng như tránh sự chê cười của hàng xóm láng giềng.
Cũng vì điều kiêng kỵ này mà nhiều gia đình áp dụng hình thức "cưới chạy tang". Lúc đó, nếu trong nhà có bố mẹ sắp mất, hoặc mới mất nhưng chưa phát tang thì nhà trai sẽ lập tức mang lễ vật sang nhà gái xin hỏi cưới. Lễ ăn hỏi và đám cưới sẽ diễn ra nhanh gọn và không mời nhiều bạn bè mà chỉ diễn ra trong nội bộ gia đình.
Đám cưới là chuyện vui và có liên quan đến cả đời người cho nên nếu có thể vẫn nên hoãn lại đám cưới, tránh những điều không may mắn đến với vợ chồng mới cưới. Nếu không thể trì hoãn thì vẫn có thể diễn ra tuy nhiên nên thực hiện theo lễ nghi và kiêng kị. Việc chạy cưới này có thể làm mất đi những niềm vui trọn vẹn của gia đình.
Đám cưới là ngày trọng đại của cô dâu chú rể và gia đình hai bên cho nên cần phải xem xét kĩ càng trước khi đưa ra một quyết định nào đó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cặp vợ chồng.
Tham khảo thêm: Các mẫu áo dài dâu rể Linh Lan
Nhà có tang có làm đám hỏi được không?
Nếu nhà có tang thì không nên làm đám hỏi và hạn chế tổ chức những cuộc vui. Nếu vẫn tổ chức đám cưới, cặp đôi có thể gặp nhiều thiệt thòi về các khâu tổ chức đồng thời không may mắn về sau.
Khi một trong hai gia đình có người mới mất, cặp đôi có thể cân nhắc chờ bỏ tang hoặc tổ chức cưới chạy tang. Cụ thể, nếu cặp đôi quyết định chờ bỏ tang mới tổ chức đám cưới, hai bạn cần lưu ý thời gian để tang ông bà là 1 năm còn với bố mẹ là 3 năm.
Trường hợp không thể hoãn đám cưới, cô dâu chú rể có thể tổ chức cưới chạy tang khi người nhà bắt đầu đau ốm hoặc chưa phát tang. Tuy nhiên, số lượng khách tham dự sẽ hạn chế và đám cưới sẽ được tổ chức đơn giản hơn những đám cưới thông thường.
Nhà có tang sau bao lâu mới được đi đám cưới?
Nhà có tang thì sau 100 ngày giỗ bạn có thể đi đám cưới bạn bè, họ hàng. Nhưng hạn chế tránh tiếp xúc với cô dâu và chú rễ, để mong điều tốt đẹp nhất luôn đến với đôi uyên ương.
Là một phong tục từ lâu đời, rất nhân văn và có ý nghĩa lớn về mặt tâm linh, với ý muốn tranh mang những điều không may cho gia chủ. Cho nên bạn đừng buồn phiền hoặc trách móc cô dâu chú rễ nhé. Ngoài ra, trong đám ma còn có có phong tục là những người nằm trong hàng “tứ hành xung” (Dần – Thân, Tỵ – Hợi; Thìn – Tuất, Sửu – Mùi; Tý – Ngọ, Mão – Dậu) kỵ tuổi với người chết sẽ kiêng không dự lễ mặc niệm. Điều này có nghĩa là bạn vẫn đi viếng đám ma nhưng đến lúc mặc niệm cho người chết thì tránh đi nơi khác.
Do đó, nếu sắp đến bạn chí thân của bạn đám cưới mà nhà lại có tang thì bạn hãy biết cách đi đám cưới như thế nào để giúp người bạn thân mình có ngày cưới thật viên mãn, hạnh phúc. Là bạn thân thì hãy hiểu và thông cảm điều đó cho cô dâu chú rễ, sự kiêng cữ của bạn sẽ tốt cho mọi người, mong mang đến những điều vui vẻ, hạnh phúc và tốt đẹp nhất. Đừng vì sự cố chấp của bản thân hay suy nghĩ rằng đó chỉ là quan điểm “cũ xưa” mà khiến cho cặp đôi uyên ương gặp nhiều vận đen nhé.
Xả tang sớm để cưới có sao không?
Xả tang sớm để cưới có sao không là câu hỏi chung của nhiều cặp đôi, khi đã dự định cưới nhưng không may trong gia đình bên kia có người thân mất đi.
Để tang vốn là một lễ nghi nhằm thể hiện sự tôn kính và lòng hiếu thảo hoặc sự thương xót của người thân trong gia đình với người đã mất, tuy nhiên với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều phong tục tập quán xưa cũ cũng dần được lược bỏ để bớt rườm rà.
Xả tang sớm không còn là vấn đề sai trái hay lỗi đạo đức, vì thực chất đây chỉ là lễ nghi, hình thức, chỉ cần trong tâm mỗi người luôn thể hiện sự thành kính thì việc xả tang sớm để cưới cũng không ảnh hưởng gì.
Và đôi khi việc xả tang sớm cũng là cách để mọi thành viên trong gia đình có thể quay lại cuộc sống bình thường, bớt quyến luyến để người đã khuất có thể yên tâm siêu thoát.
Chính vì vậy việc xả tang sớm để cưới hoàn toàn không thuộc về vấn đề đạo đức hay trái với luân thường đạo lý, chỉ cần cặp vợ chồng mới cưới luôn tôn trọng và tôn kính người đã khuất thì cuộc sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi, suôn sẻ.
Xả tang sớm để cưới thì sớm nhất là bao nhiêu ngày?
Hiện nay, có một số gia đình thực hiện nghi thức xả tang ngay sau khi hỏa táng hoặc chôn cất người đã khuất, một số gia đình lại chọn xả tang sau 49 ngày, và cũng có gia đình xả tang sau 3 năm, 5 năm,…tùy vào điều kiện thực tế mà gia đình có thể chọn để tang trong bao lâu là tùy ý.
Nếu như cặp đôi đã có dự định ngày cưới trước nhưng không may có người thân trong gia đình qua đời, gia đình có thể suy nghĩ đến việc xả tang ngay sau khi chôn cất/ hỏa táng để hôn sự được tiến hành đúng như dự định, không ảnh hưởng đến kế hoạch của đôi vợ chồng.