Menumb
Trại Hòm Martino
Facebook twitter tiktok Youtube
Tại sao người chết phải buộc chân tay?

Tại sao người chết phải buộc chân tay?

5/5 (350 bình chọn)

Tại sao người chết phải buộc chân tay? Khi nhà có người thân vừa qua đời, các gia đình thường làm lễ mộc dục (tắm gội) cho người đã khuất và trước khi nhập quan (bỏ vào quan tài) thì có nơi sẽ dùng dây vải để cố định tay, chân, vai...của người đã khuất lại. Vậy việc làm này có mang ý nghĩa tâm linh gì không? 

Đây cũng là một phong tục tập quán ở miền Bắc, những ông bà xưa dạy: khi trong nhà có người chết, không cột tay chân vào bả vai thì sẽ bị quỉ “nhập tràng”. Do đó, người ta sợ trường hợp này xảy ra, nên mới cột tay chân vào bả vai để tránh trước tai họa cho gia đình và những người khác.

Tại sao người chết phải buộc chân tay?

Giải thích: Tại sao phải buộc chân tay người chết lại để làm gì?

Sở dĩ các cụ xưa hay gọi là quỷ nhập tràng vì không hiểu hết quá trình thay đổi của cơ thể con người sau khi chết. Vì vậy mà hiện tượng xác chết cứng đơ chuyển sang “tử thi di chuyển” đã khiến mọi người sợ hãi tột độ. Không chỉ vậy, đây cũng là nỗi ám ảnh đến hết cuộc đời đối với con cháu và người còn sống.

Hiểu được những thay đổi của cơ thể sau khi chết sẽ giúp chúng ta xoá bỏ được định kiến và không còn sợ hãi.

Con người khi chết đi, trai tim sẽ ngừng đập và mạch máu ngừng lưu thông, cùng lúc đó cơ thể sẽ chuyển sang hai màu rõ rệt. Máu không còn lưu thông trong cơ thể khiến cho nhiệt độ cơ thể bị giảm xuống cứ 0.8 độ C mỗi một giờ đồng hồ. Tiếp theo sẽ là hiện tượng thi thể cứng đơ.

Sau một vài giờ đồng hồ kể từ khi cơ thể bắt đầu giảm nhiệt độ, hiện tượng xác chết cứng lại sẽ xuất hiện do sự suy giảm mức ATP (adenosine triphosphate: các phân tử vận chuyển năng lượng đến các tế bào). Sự suy giảm ATP sẽ khiến cho các bó cơ trong cơ thể bắt đầu cứng lại, bắt đầu từ vùng mí mắt và cơ cổ.

Tại sao lại có hiện tượng xác chết có thể di chuyển

Hiện tượng đáng sợ này xảy ra khi các bó cơ mất dần ATP, các bó cơ sẽ có xu hướng dãn ra hoặc co lại tùy theo hướng vận động của cơ thể con người. Điều này có thể xảy sau vài giờ kể từ khi tim ngừng đập, máu ở bên trong cơ thể bị dồn xuống và đẩy hơi lên phía trên, cộng với sự co dãn của các cơ khiến cho tử thi có vẻ đang di chuyển.

Đây cũng chính là lý do tại sao chúng ta phải tắm rửa, nắn các khớp chân tay người đã khuất cho mềm ra và cố định lại bằng dây. Việc cố định (buộc chân tay) người đã chết lại sẽ giúp quá trình co cứng và di chuyển diễn ra từ từ và thầm lặng, không làm người còn sống sợ hãi. Đồng thời cũng tránh được trường hợp chết đã cứng lạnh, người co rúm không bỏ lọt áo quan.

Khi làm lễ khâm niêm nhập quan, đưa thi thể vào quan tài vừa vặn thì tất cả các dây buộc tay, buộc chân, buộc vai… sẽ được cắt bỏ.

Tại sao có thủ tục hú hồn trước khi nhập quan?

Vì đã có những trường hợp bị choáng, ngất, bất tỉnh nhân sự. Người ta dùng mọi thủ thuật để kích thích thì hồi tỉnh, trong đó có thuật hú hồn hú vía. Cũng có trường hợp đã tắt thở, tưởng là đã chết rồi nhưng sau một thời gian bỗng nhiên sống lại.

Do đó với một hy vọng dầu mỏng manh, mặc dầu trong muôn một, người sống tiếc thương muốn cứu vãn… nên cầm chiếc áo quần của người đã tắt thở, leo lên mái nhà chỗ cao nhất hú “Ba hồn bảy vía ông” hoặc “Ba hồn chín vía bà” về nhập xác. Hú ba lần không được thì cũng đành lòng chịu khâm liệm mà tin rằng như vậy hồn đỡ vất vưởng, biết tìm đường về nhà (Khâm liệm xong vẫn chưa nỡ đóng chốt áo quan). Đây là một phong tục chủ yếu để thoả mãn tâm linh.

Người chết đã bị cứng, người co rúm không bỏ lọt áo quan thì làm thế nào?

Theo kinh nghiệm dân gian: Hơ lửa và nắn dần cho thẳng ra, hoặc dùng cồn, rượu xoa bóp, nếu vẫn còn cứng lại thì có thuật dùng hai chiếc đũa cả để hai bên mép áo quan rồi cho thi hài lọt xuống dần, khi thi hài dã lọt vào áo quan rồi thì phải cắt bỏ những dây buộc chân, buộc tay, buộc vai, buộc mông để người chết có thể nằm thoải mái.

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng nếp hoặc khăn vóc áo nhiễu… Trong quan, ngoài quách, giữa quan và quách đổ cát vàng. Các thứ đó đều là những chất hút ẩm và ngăn giữ khí hôi hám khỏi bốc ra ngoài, nhất là thời xưa chết xong chưa mấy ai đã chôn ngay, còn phải sắm đủ lễ vật, tế khí, còn phải xa gần phúng viếng linh đình, còn phải chọn ngày, chọn đất mới làm lễ an táng.

Tại sao trước khi khâm liệm nhập quan có tục đưa người chết nằm xuống chiếc chiếu giải dưới đất?

Tục này phát sinh từ kinh nghiệm thực tế để dễ thao tác. Vả chăng, trong cơ thể người chết còn có điện trường sinh học, làm như vậy khả năng tích điện âm trong cơ thể người chết mới được giải thoát, đó là một phương thuật phòng xa hiện tượng “Quỷ nhập tràng”.

Tại sao người chết phải che mặt lại?

Giải thích: Tại sao người chết phải che mặt lại?

Việc người chết phải che mặt lại được xem là phong tục từ xa xưa. Tuy rằng đằng sau mỗi phong tục sẽ có những ý nghĩa sâu xa khác nhau, nhưng điểm chung chính là để che đi khuôn mặt người đã khuất, giúp người sống không quá đau lòng.

Sau khi một người chết đi, cơ thể mất quyền kiểm soát não bộ, mọi hoạt động sinh lý bình thường sẽ ngừng lại. Cơ thể lúc này không còn khả năng tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn. Nếu không có kháng thể, những vi khuẩn sống dựa vào con người sẽ được duy trì bằng cách “hút chất dinh dưỡng” trong cơ thể con người.

Hiện tượng thối rữa sau khi chết của con người bắt nguồn từ điều này.

Ngoài những vi khuẩn đã tồn tại ở trong cơ thể người, những vi khuẩn khác sẽ được sản sinh ra sau khi một người chết. Trước khi chết mọi người vẫn ăn, điều này làm cho người đó sau khi chết vẫn còn rất nhiều thức ăn chưa tiêu hóa được, do dạ dày không còn sản xuất axit dịch vị nên những thức ăn này không thể phân hủy được, vi khuẩn và thậm chí vi sinh vật còn sót lại trong đó sẽ tồn tại, phát triển.

Hầu hết các loại vi khuẩn này đều vô hại đối với cơ thể người và không thể lây truyền, nhưng vẫn có một số ít trong số chúng, giống như vi rút cúm sẽ lây truyền trong không khí ở khoảng cách ngắn.

Vì vậy, để ngăn chặn vi khuẩn, vi rút có hại từ đường hô hấp của người đã khuất thải ra ngoài, người ta sẽ phủ khăn trắng lên mặt người đã khuất.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng lý do dùng vải trắng để che mặt là để phòng ngừa hiện tượng “chết giả”. Lớp vải mỏng, màu trắng sẽ dễ dàng lay động khi cơ hơi thở nên giúp thân nhân có thể phát hiện kịp thời nếu người đó tỉnh lại. Tuy nhiên trường hợp này hi hữu xảy ra nên số lượng người có thể sống lại vô cùng ít. Và thường chỉ là những người già, người nằm một chỗ do bại liệt.

Lý giải cho hiện tượng “chết giả” là khi khí tức yếu ớt, tim đập không rõ, thân thể có biểu hiện như đã chết nhưng lại không phải chết thật. Chỉ cần dịch độc trong cơ thể tiêu mất hoặc vì một nguyên nhân nào đó, người này sẽ sống lại. Do đó, việc đắp khăn trắng lên mặt có mục đích là để người thân có thể dễ dàng phát hiện ra hơi thở của người chết lâm sàng.

Còn lý giải về mặt tâm linh thì nguyên do đắp vải trắng là do khi vừa tắc thở, người chết được xem như vừa trải qua một giấc mộng. Và giấc mộng này chính là nghiệp cuối cùng của họ trong kiếp này chuyển sang kiếp sống mới. Việc che mắt sẽ giúp linh hồn người đó được thanh thản, yên ổn mà sang thế giới bên kia. Người chết sẽ không còn phải lưu luyến vấn vướng với thể giới này, việc đầu thai chuyển kiếp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

Vì sao có người chết không nhắm mắt?

Vì sao có người chết không nhắm mắt?

Giới tâm linh đã ghi nhận rất nhiều trường hợp khi một người chết không nhắm mắt trước khi qua đời. Tuy nhiên, các giải thích cho hiện tượng này có thể khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm tôn giáo, y học và tâm linh của từng người.

Tóm lại, lý do khiến có nhiều người chết những không nhắm mắt được là do nhiều yếu tố tác động lúc còn sống. Bao gồm những sự việc diễn ra quá nhanh lúc người kia bị chết, một cái chết bất ngờ khiến cơ thể chưa kịp phản ứng hay còn gọi là phản xạ của mắt khi ngưng thở, chết do oan uổng, chưa kịp nhắm mắt khi còn trông anh em người nhà về hoặc chưa kịp hoàn thành di nguyện nào đó thì đã bị chết,…

Người chết không nhắm mắt phải làm sao?

Theo kinh nghiệm thường được sử dụng nhất khi người chết không nhắm mắt là dùng bàn tay vuốt trừ trên trán xuống dưới mũi để kéo các cơ trên mi mắt, khiến đôi mắt nhắm lại. Chúng ta không lạ gì cách làm này vì trên phim ảnh, truyền hình có rất nhiều.

Nhưng nếu người chết vuốt mắt không nhắm thì cũng đừng quá lo lắng, hãy vuốt lại nhiều lần và dùng màn che mặt lại. Vì người ta cho rằng, làm như vậy các cơ trên mắt sẽ dịu lại và dễ vuốt hơn, và mắt không bị mở ngược trở lại.

Người chết không nhắm mắt có sao không?

Trong một vài trường hợp, mắt người chết sẽ rất khó để vuốt xuống và nhắm lại thành công. Khi đó, màn che mặt (hoặc chiếu) sẽ giúp người khác không bị khiếp sợ vì đôi mắt trợn ngược lên. Nhưng chắc chắn rằng mắt người chết sẽ được nhắm lại vì vậy người nhà không nên quá lo lắng.

Trong quan niệm dân gian xưa, nếu người chết không nhắm mắt mà không được vuốt mắt xuống thì gia đình sẽ rất có thể gặp phải xui xẻo, vận đen, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bởi nếu người quá cố không nhắm mắt được thì sẽ tìm kiếm một ai đó để đi cùng mình xuống dưới âm phủ.

Giải thích “tại sao người chết không nhắm mắt” theo quan điểm Phật giáo

Phật giáo cho rằng, khi một người chết không nhắm mắt, đó là do cơ thể của họ chưa hoàn toàn thực sự chết đi. Trong thuyết Đức Phật, khi một người qua đời, linh hồn sẽ rời khỏi cơ thể và tiếp tục sống ở một thế giới siêu nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơ thể vẫn giữ một ít sức sống, gây ra hiện tượng không nhắm mắt khi chết. Theo quan điểm Phật giáo, hiện tượng này không có gì kỳ lạ và chỉ là một phần của quá trình chết.

Giải thích việc người chết không nhắm được mắt theo đạo Thiên Chúa

Tương tự, trong Đạo Thiên chúa, người ta cho rằng khi một người chết, họ sẽ trở về với Chúa và được tái sinh trong một thế giới khác. Tuy nhiên, nếu cơ thể vẫn giữ một ít sức sống, thì người ta vẫn có thể nhìn thấy mắt của họ mở. Theo quan điểm Đạo Thiên chúa, hiện tượng này cũng không phải là gì đặc biệt và chỉ là một phần của quá trình chết.

Hiện tượng người chết mở mắt theo cách giải thích của y học hiện đại

Tuy nhiên, trong Y học, hiện tượng này được giải thích một cách khác. Một số bác sĩ và chuyên gia y tế cho rằng, mắt không nhắm lại sau khi chết có thể do cơ thể không thể điều chỉnh được các cơ bắp mắt khi qua đời. Điều này có thể xảy ra trong một số trường hợp, đặc biệt là khi người đó chết bất ngờ hoặc do tai nạn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, các chất gây tê hoặc thuốc an thần được sử dụng để giảm đau cũng có thể ảnh hưởng khiến người chết không nhắm được mắt.

Giải thích theo quan điểm văn hóa tâm linh Việt Nam

Ngoài ra, trong giới tâm linh, hiện tượng này có thể được giải thích theo một cách khác. Một số chuyên gia tâm linh tin rằng, khi một người qua đời, linh hồn của họ vẫn còn ở trong cơ thể của mình trong một thời gian ngắn sau khi chết. Trong thời gian này, linh hồn có thể vẫn cảm nhận được các sự kiện xung quanh, bao gồm việc mắt không nhắm lại. Tuy nhiên, sau khi thời gian này kết thúc, linh hồn sẽ rời khỏi cơ thể và đi đến một nơi khác.

Một khía cạnh khác của vấn đề này là chết oan uổng. Trong tâm linh, chết oan uổng là một hiện tượng mà người ta tin rằng linh hồn của người đã chết bị vương vấn trong thế giới tâm linh vì một lý do nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chết oan uổng, bao gồm việc bị giết hại, bị xâm hại hoặc bị ám sát. Trong những trường hợp này, linh hồn của người chết không thể đi đến thế giới siêu nhiên mà phải ở lại trên trần gian.

Nhiều người cho rằng hiện tượng không nhắm mắt khi chết có thể liên quan đến chết oan uổng. Họ tin rằng nếu mắt của người chết không nhắm lại, đó là do linh hồn vẫn ở trong cơ thể và vẫn cảm nhận được mọi thứ xung quanh. Nếu linh hồn bị vương vấn trong thế giới tâm linh, mắt sẽ không nhắm lại và người chết sẽ vẫn giữ nguyên tư thế mở mắt.

Tuy nhiên, vấn đề chết oan uổng lại là một vấn đề nghiêm trọng trong tâm linh và thế giới siêu hình ma quỷ. Nhiều người cho rằng, nếu một người chết oan uổng thì họ sẽ không thể được siêu thoát và tìm được bình an. Để giúp cho linh hồn của người chết đi đến nơi an lành, người thân và những người yêu thương họ thường thực hiện các nghi thức và lễ cúng để giải thoát cho linh hồn.

Nhưng không phải lúc nào cũng có thể giải thoát được cho linh hồn của người chết oan uổng. Một số người cho rằng, các linh hồn này sẽ mãi mãi bị vương vấn tại nơi họ đã chết hoặc chuyển đến các nơi siêu nhiên khác để sống trong nỗi đau và giày vò

Tại sao người chết lại chảy nước mắt?

Giải thích: Tại sao người chết lại chảy nước mắt?

Thực ra con người trước khi chết ngoài rơi nước mắt ra còn có các biểu hiện khác nữa như hành động, nói năng bất thường, có người sẽ rơi vào trạng thái ngủ/hôn mê. Và thường thì họ sẽ không thể tỉnh lại sau giấc ngủ đó nữa, mất cảm giác với mọi thứ xung quanh.

Lúc này các cơ quan của cơ thể cũng sẽ suy kiệt nhanh hơn, chân tay lạnh dần.Hiện tượng rơi nước mắt trước khi chết khá nhiều, một số người còn gọi đây là “nước mắt từ mẫu”, nghĩa là người sắp chết có không nỡ rời xa người thân và kết thúc sinh mệnh của mình, hoặc là có tâm nguyện vẫn chưa hoàn thành. Điều này có đúng hay không thì vẫn chưa có căn cứ.

Hiện tượng người chết chảy nước mắt theo khoa học

Con người trước khi chết rơi nước mắt là một hiện tượng tâm lý rất bình thường, vậy nguyên nhân ở đây là gì?Như chúng ta đã biết, nước mắt của con người được sản xuất bởi các tuyến lệ. Khi sắp chết các cơ quan sẽ dần ngưng hoạt động, các dây thần kinh khác nhau của cơ thể con người không còn được kiểm soát nữa. Tuyến lệ - một cơ quan của cơ thể con người cũng sẽ ngừng hoạt động, không thể tiết ra cũng như “lưu trữ” nước mắt được nữa.

Điều này đồng nghĩa với nước mắt không được lưu trữ một cách bình thường được nữa. Cùng với việc đồng tử sẽ không ngừng to ra, các cơ ở phần mắt cũng sẽ căng lên.Lúc này khi nước mắt không được giữ lại và phải chịu một lực ép nên no sẽ tràn ra.

Thực ra cái này cùng với nguyên lý với việc cười ra nước mắt. Sự co lại của các cơ trên phần mắt cũng sẽ dẫn đến việc tuyến lệ tiết ra nước mắt.Vì vậy con người trước khi chết rơi nước mắt là có căn cứ khoa học, chứ không phải là nhìn thấy cái gì đó rồi rơi nước mắt.

Tại sao phải che bàn thờ khi có người mất

Tại sao phải che bàn thờ khi có người mất

Việc này là có thật và chỉ thực hiện trong thời gian đầu khi trong nhà có người đã mất. Bởi vì thời gian mới chết, người chết sẽ không biết mình đã chết. Vì vậy, họ sẽ thường xuyên đi xung quanh nhà để giao tiếp với mọi người. Nếu như người chết thấy mình có ban thờ riêng họ sẽ vô cùng bất ngờ, tiếc nuối và không tin đây là sự thật.

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu thai của người chết và cả cuộc sống sau này các thành viên trong gia đình. Vì khi người chết thấy không cam phận, không tin mình đã chết sẽ không thể ra đi thanh thản. Họ sẽ không được siêu thoát, luôn ở lại dương thế trong phần hồn. Thậm chí nhiều người còn trở thành hồn ma ác, tìm cách khiến thành viên trong gia đình gặp chuyện xui rủi.

Tại sao phải che bàn thờ khi có người mất, mọi người làm vậy là vì không muốn họ biết mình đã mất. Thường sẽ lấy một tấm vải che di ảnh của người mất lại. Sau 7 7 49 ngày thì mới bỏ tấm vải ra, một số nơi sẽ bỏ ra sớm hơn. Bởi sau thời gian này, người mất đã được siêu thoát, không còn ở lại dương thế. Bên cạnh bàn thờ, các gương cũng sẽ được che lại.

Tại sao phải che gương khi có người mất

Tiếp theo, chúng tôi sẽ lý giải vì sao phải che gương khi có người mất. Thực thể người còn sống sẽ có cả hình, cả bóng, cả thể xác lẫn linh hồn. Khi đứng trước gương sẽ thấy được rõ thể xác của mình. Nhưng người chết thì không bởi vì họ chỉ còn lại phần linh hồn, không còn thể xác vật lý. Che gương lại cũng là muốn người chết không biết mình đã chết.

Khi người chết đi qua chiếc gương sẽ không thấy được thể xác của mình. Ngay lập tức họ sẽ biết rằng mình đã chết. Và phần lớn các người chết không chấp nhận điều này. Họ cũng sẽ bất ngờ, ở lại dương thế không thể siêu thoát, gây ra nhiều bất cập, hệ lụy xấu cho các thành viên trong gia đình. Vì thế, tất cả các vật dụng phản chiếu hình hài đều được che lại.

Gương sẽ được che lại bằng tấm vải hoặc giấy bọc. Thời gian che khoảng 49 ngày sau khi mất hoặc ngắn hơn tùy theo từng nơi. Sau thời gian này, mọi người mới được phép bỏ màn, vải che gương ra. Thêm một lý do nữa cần phải che gương người chết đó chính là nhiều người tin rằng người chết sẽ trú ngụ trong gương. Bởi vì họ là một linh hồn nên có thể làm được việc này.

Họ coi chiếc gương như một nơi ẩn náu cuối cùng khi không còn thực thể vật lý để trú ngụ. Việc này cũng gây ra hai vấn đề. Thứ nhất, linh hồn của người chết bị nhốt trong gương càng khó thoát ra ngoài hơn. Thứ hai, linh hồn của người chết sẽ gây nỗi sợ hãi cho người sống khi xuất hiện ở trong gương. Vì thế, tốt nhất là thời gian đầu mới chết nên che gương lại.

Tại sao không nên chạm vào người mới mất?

Giải thích: Tại sao không nên chạm vào người mới mất?

Bởi theo quan niệm người xưa, nếu người trong gia đình vừa mất, người thân chạm vào sẽ khiến hồn họ quyến luyến không muốn rời xa.

Theo quan niệm của người xưa, sau 8 đến 16 giờ kể từ thời điểm chết, linh hồn một người sẽ dần dần rời khỏi cơ thể. Cảm giác của họ lúc này như lột da, phi thường thống khổ. Chỉ cần chạm một chút nhẹ thôi cũng đau như ngàn dao xẻ thịt, sinh ra tức giận (oán khí). Thậm chí, khi đã tắc thở nhưng linh hồn vẫn chưa rời đi, nghĩa là dù thể thể xác đã lạnh nhưng thần thức vẫn còn trong thân ngủ ấm trong vòng 8 tiếng. Nếu như những ai oán, khóc thương sẽ khiến họ quyến luyến, day dứt không muốn rời xa.

Xưa kia chư vị Đại Đức Tổ Sư có dạy chúng ta khi giúp các vị liên hữu trợ niệm vãng sanh điều đặc biệt phải chú ý không được chạm vào người của họ, không chỉ là không được chạm vào cơ thể mà ngay cả giường chiếu của họ cũng không được đụng vào, vì lúc này họ có đau khổ, khi họ đau khổ họ sẽ sanh tâm sân hận, sanh tâm sân hận sẽ gây bất lợi cho họ.

Con người sau khi chết, cơ thể sẽ trở nên rất lạnh. Và trong khoảng thời gian này, người thân thường làm các thủ tục thay quần áo, trang điểm, khâm liệm…Trong thời gian từ 8 đến 16 tiếng, có người phải mất tới 18 tiếng linh hồn mới rời khỏi cơ thể, nếu biết trước được điều này, người thân mới có thể chạm vào cơ thể họ để giúp họ ra đi thanh thản.

Sau khoảng thời gian kiêng kỵ trên và có thể coi là "an toàn" thì người thân có thể chạm vào một số nơi để phán đoán người chết đã "đi đâu": Nếu thấy có hơi ấm ở lòng bàn chân: địa ngục; hơi ấm ở đầu gối: thành động vật; ngực ấm: chuyển sinh thành người, lông mày ấm: được lên Trời; ở bụng: thành ma (đa số những người sau khi chết thường có hơi ấm ở bụng). Đây là năm cõi bao gồm Atula nữa là sáu ngã luân hồi, theo quan niệm của đạo Phật.

Nếu may mắn được chuyển sinh đến Tây phương thế giới cực lạc: Cơ thể mềm như bông, đỉnh đầu phát nhiệt, sắc mặt hồng hào, phát ra đàn hương.

Ngoài cách chạm vào cơ thể này thì cách họ mất, thanh thản hay “dữ” cũng là cách để phán đoán.

Người nhà thành tâm hướng Phật thì trong lúc niệm Phật tuyệt đối không được phát ra tiếng khóc vì nó có thể đem lại sự thống khổ, lưu luyến khiến người nhà không thể thảnh thơi ra đi và chuyển sinh được.

Vì thương xót người thân ra đi, mà ôm khóc nỉ non, di chuyển họ tới nhiều nơi, thậm chí là tắm hay thay quần áo khi cơ thể chưa lạnh là hoàn toàn không nên. Cũng không nên tiêm thuốc chống phân hủy, hay đưa hỏa táng sau 2 -3 ngày bởi linh hồn của họ vẫn còn cảm giác với cơ thể. Đó thực sự là những điều người chết cảm thấy ‘ngược đãi’ khi lúc chết đi.

Ngoài ra, khi nhập liệm, những người thân cần phải tạm thời kìm nén tránh để nước mắt rơi vào cơ thể người mất. Chính vì thế mà ở một số gia đình, người thân không để vợ/ chồng/ con cái của người đã khuất nhập liệm vì người thân cận dễ rơi nước mắt làm bắn vào cơ thể người đã khuất.

Tổng kết

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mong rằng khi biết được những điều này mọi người sẽ ghi nhớ và tránh những điều câm kị trên, để người chết được thảnh thơi về cõi vĩnh hằng.
Bài viết liên quan
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Việc bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, Thần Linh, Gia Tiên là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Trong đó, việc sắp xếp chén dĩa cúng Phật đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm mà còn mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Phật pháp là tín ngưỡng thờ phụng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều gia đình đã quyết định trưng bày tượng Phật trong nhà như một phương thức tìm kiếm sự yên bình, hài hòa và cân bằng cho không gian sống.
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc an táng, gia chủ cũng cần chuẩn bị tươm tất cho quá trình chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Bởi lẽ, người xưa tin rằng, thờ cúng thật chu đáo sẽ giúp vong linh siêu thoát, đủ Phúc để có thể đầu thai sang kiếp khác.

Xem thêm: Tại sao người chết phải buộc chân tay, Tại sao người chết phải che mặt, người chế không nhắm mắt thì phải làm sao, tại sao phải che bàn thờ khi có người mất, tại sao người chết lại chảy nước mắt,

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ bệnh viện Thống Nhất
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Dịch vụ
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Xem chi tiết
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị có thể tham khảo và tìm kiếm được đơn vị tổ chức tang lễ trang trọng và chu toàn nhất.
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Xem chi tiết
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối không được chểnh mảng việc xem ngày giờ.
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài Xem chi tiết
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài của Tâm An Lạc luôn được đánh giá cao, chúng tôi đã giúp đỡ và phục vụ rất nhiều gia đình kiều bào tại hải ngoại nhận được hủ tro cốt của thân nhân mình tại sân bay gần nhất.
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
Trại Hòm Martino
Tel: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 
Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved