Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Việc tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu, có nên mang về nhà hay không hay nơi nào là nơi lưu trữ tro cốt người đã khuất tốt nhất luôn là điều khiến gia tang lo lắng. Về vấn đề này sẽ có rất nhiều những quan điểm khác nhau mà mọi người cần hết sức lưu ý để có thể đưa ra những phương án xử lý hiệu quả nhất.
Gia đình đừng quá lo lắng, hãy đọc ngay bài viết sau sẽ giúp mọi người tìm được những câu trả lời đầy đủ, chính xác và hợp lý nhất.
Có nên mang tro cốt sau khi hỏa táng về nhà thờ cúng hay không?
Hiện nay, có rất nhiều những gia đình lựa chọn việc hỏa táng người đã mất và tùy theo nhu cầu của từng gia chủ sẽ hỏa thiêu lấy cốt hoặc lấy tro. Do đó, tro cốt sau khi hỏa táng luôn được lưu giữ để thể hiện tấm lòng thành kính của người còn sống với người đã khuất.
Tuy nhiên, việc thắc mắc liệu có nên mang tro cốt về nhà hay không thì theo các chuyên gia về phong thủy khuyên không nên thực hiện điều này. Bởi lẽ nếu để tro cốt thờ cúng trong nhà sẽ khiến ngôi nhà thiếu dương khí từ đó Âm hồn bất tán, Dương khí không thuận thì các thành viên trong gia đình có thể hay ốm đau, sức khỏe, bệnh tật, làm ăn không thuận lợi, không may mắn, …
Do đó, việc tro cốt sau khi hỏa táng có thể để ở đâu sẽ phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây là những quan niệm thờ cúng của Phật giáo cũng như các nước khác trên thế giới mà mọi người có thể tìm hiểu.
Tro cốt sau khi hỏa táng xong nên thờ cúng ở đâu theo quan điểm Phật giáo
Theo quan niệm của Phật giáo, người đã khuất sau khi mất thân xác thì cảm giác sẽ mất đi hoàn toàn không còn biết đến nóng lạnh vì thần thức đã chính thức rời khỏi xác nên sẽ không còn cảm nhận được sự đau đớn nào. Do đó, việc hỏa táng không hề gây ra bất cứ sự đau đớn và ảnh hưởng đến việc siêu thoát của người đã khuất mà chỉ còn lại tro cốt của người đã mất.
Đức Phật cũng đã thị huấn rõ về vấn đề này khi thân xác chỉ là hỗn hợp của các vật chất và sau khi chết sẽ trở về thành đất, gió, nước, lửa. Do đó, tro cốt sau khi hỏa táng thờ cúng ở đây sẽ tùy theo vào nguyện vọng của người đã khuất cũng như gia đình.
Các chuyên gia phong thủy cho rằng không đưa tro cốt về nhà mà nên đi chôn, đem lên chùa, hoặc rải đi như tâm nguyện của người đã mất. Điều này vừa không gây sự vương vấn đối với người còn sống cũng như giúp linh hồn của người đã mất có thể ra đi một cách thanh thản nhất.
Bạn đang đọc bài viết: Tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu?
Ở các nước khác thì tro cốt sau khi hỏa táng xong sẽ thế nào?
Theo quan niệm thờ cúng tro cốt của các nước khác thì mỗi nước sẽ có những cách lưu trữ riêng, sẽ có một số nước chọn rắc tro cốt xuống rừng cây, biển, sông, … Một số khác lại chọn chôn tro cốt sau khi hỏa táng xuống đất hoặc trồng cây lưu niệm ở trên.
Tại đất nước Nhật Bản, từ năm 2006 đã xuất hiện nhiều ngôi chùa được xây dựng với mục đích chính là làm nơi lưu giữ tro cốt người đã khuất được tốt nhất. Tại Đài Loan thì đang sở hữu một khu tòa tháp cao với 20 tầng chuyên để lưu trữ tro cốt người đã mất nhận được nhiều sự quan tâm.
Nên đặt tro cốt sau khi hỏa táng ở đâu?
Như vậy, tro cốt người đã mất sau khi hỏa táng nên đặt ở đâu sẽ phụ thuộc lớn vào người thân hoặc tâm nguyện của người đã khuất để có phương án phù hợp nhất. Dưới đây là một số gợi ý về tro cốt sau khi hỏa táng mọi người có thể tham khảo thêm.
Xây dựng mộ để chôn cất tro cốt sau khi hỏa táng
Xây dựng mộ chôn cất hay còn gọi là địa táng được coi là một phong tục của người Việt Nam từ xa xưa cho đến tận ngày nay. Tuy nhiên việc chôn cất trực tiếp cũng mang đến nhiều bất cập do đó hỏa táng sau đó địa táng là phương án tối ưu nhất. Điều này vừa giúp gia chủ tiết kiệm diện tích chôn cốt vừa thuận tiện hơn so với những phương thức trước kia.
Lưu tro cốt tại am thờ
Việc tro cốt sau khi hỏa táng có thể lưu tro tại những khu vực am thờ là điều khá phù hợp nhất là khi tro cốt thường mang nhiều âm khí – theo quan niệm của phong thủy. Do đó, ít nhiều điều này sẽ ảnh hưởng đến người còn sống nếu mang về thờ cúng tại nhà nên lựa chọn am thờ tự cho người đã khuất là tối ưu nhất.
Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ bốc mộ cải táng trọn gói
Gửi tro cốt lên chùa
Đối với những người đã mất trước đây đã là Phật tử thì việc đưa lên chùa sẽ là tâm nguyện của họ cũng như với không khí thanh tịnh, sớm tối kinh kệ nơi cửa Phật sẽ giúp linh hồn họ được thanh thản, an yên hơn. Đưa tro cốt sau khi hỏa táng lên chùa cũng là cách thức con cháu có thể yên tâm hơn về nơi thờ tự của người thân sau khi qua đời.
Việc nương nhờ cửa Phật vừa là thể hiện được tấm lòng thành kính, điều thiện lành vừa là cách giúp cho tâm hồn người còn sống được thanh thản, gieo phước đức cho những người đã khuất.
Khi gửi tro cốt lên chùa người thân cần hết sức lưu ý không nên đòi hỏi những giấy tờ hay các thủ tục pháp lý rõ ràng bởi đây là điều hết sức nhạy cảm. Tại đây, nhà Chùa sẽ ghi lại tên tuổi, địa chỉ gửi người nhà trong giấy biên nhận để gia đình cất giữ. Điều này nên dựa vào lòng tin cũng như sự thật tâm hướng thiện của gia chủ mới có thể khiến lòng được an yên hơn.
Hỏa táng rồi rải tro cốt có ảnh hưởng đến gia tộc và con cháu hay không?
Việc an táng thi thể người chết tùy thuộc vào phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, xứ sở, vùng miền mà có sự khác biệt nhau. Nhân loại hiện có nhiều cách an táng, có nơi chọn địa táng (chôn dưới đất), nơi khác chọn thủy táng (thả sông hoặc bỏ biển), hỏa táng (thiêu đốt thành tro), thiên táng (treo lên cây hoặc nhét trong hang núi), lâm táng (đem bỏ trong rừng)….
Người Tây Tạng còn có phong tục điểu táng khá rùng rợn, chặt nhỏ thi thể cho kền kền ăn. Người Việt phần lớn theo tập tục địa táng, lâu đời hình thành các tín niệm liên quan đến mồ mả v.v… Hỏa táng với các phương tiện thiêu đốt hiện đại ngày càng được người Việt hưởng ứng vì tiện lợi nhiều mặt.
Theo quan điểm của Phật giáo, việc an táng theo cách nào là tùy duyên, miễn thân nhân, dòng tộc và xã hội đồng thuận là được; không có một định thức nào trong việc an táng.
Bởi Phật giáo quan niệm con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi con người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh. Còn xác thân tứ đại, “cái túi da chứa đầy vật bất tịnh” bấy giờ trở nên vô dụng nên tùy duyên mà an táng.
Điều đáng nói là, tuy gọi thân tứ đại nhưng thực ra bấy giờ chỉ còn thủy đại và phần lớn là địa đại. Như vậy, với tuệ giác của Phật giáo, không xem một phần còn lại của thân này, xác chết, là một cá nhân đúng nghĩa nên mọi việc tống táng luôn tùy thuận và tùy duyên.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài
Như vậy, sau khi bạn chết đi, bạn cứ di nguyện cho người thân an táng theo cách nào mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Bạn chọn hỏa táng cũng là một cách hay, thiêu xong rồi đổ tro bụi xuống sông biển hay gửi tro vào chùa là cách mà nhiều người hiện nay vẫn làm. Hỏa táng hiện được xem là văn minh, tiết kiệm và không có bất cứ ảnh hưởng gì lên con cháu cả.
Nước ta có truyền thống địa táng lâu đời nên các tín niệm liên quan đến mồ mả đã ăn sâu vào tâm thức. Việc người mất không có mồ mả khiến cho một số người có cảm giác bất an, chạnh lòng khi người chết không có nơi để “về”.
Có người còn suy nghĩ rằng hỏa táng sẽ rất đáng thương vì người chết bị thiêu đốt, thay vì ngàn thu yên nghỉ. Những quan niệm như vậy có thể bị xem là hủ tục, không còn phù hợp trong xu hướng văn minh hiện nay.
Việc các anh em trong gia tộc phản đối có thể vì họ lo sợ bạn không được mồ yên mả đẹp nên quấy phá con cháu xa gần. Sự thật thì đời sống con cháu hay các thành viên trong gia tộc của bạn hạnh phúc hay bất hạnh là do nghiệp duyên nhân quả tốt hay xấu của họ quyết định chứ không phải do cách an táng thân xác của bạn.
Hướng dẫn rải tro cốt sau khi hỏa táng xuống sông, biển
Theo quan điểm Phật giáo, dù là hỏa táng hay địa táng thì thân xác của người chết sẽ mất đi mọi cảm giác. Không còn biết nóng lạnh là gì bởi thần kinh, tứ chi đã ngừng hoạt động. Thần thức đã rời thân xác nên cũng chẳng cảm nhận được sự đau đớn. Dù hỏa táng hay địa táng, thì vong linh của người đã mất đều không bị ảnh hưởng đến việc siêu thoát. Tro cốt là phần còn lại sau khi đốt toàn bộ thân xác.
Nhân loại hiện nay có nhiều cách mai táng người chết như địa táng, hỏa táng, thủy táng, lâm táng, không táng… Theo Phật giáo, mai táng người chết theo cách nào cũng đều được. Bởi lẽ, sau khi chết thần thức sẽ theo nghiệp tái sinh, đây mới là phần quan trọng, còn xác thân tứ đại thì tùy duyên an táng theo phong tục.
Nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng hỏa táng là một hình thức thay thế cho địa táng từ lâu đời, bởi tính đơn giản, gọn gàng sạch sẽ lại tiết kiệm. Ở những nơi đất đai đắt đỏ như Hongkong, người dân lựa chọn hỏa táng như một giải pháp tiết kiệm chi phí. Lại giảm bớt gánh nặng đất đai cho người còn sống.
Tham khảo ngay: Hũ đựng tro cốt đẹp chất lượng cao
Ở Canada, tuy đất đai không bị quá tải như Hongkong. Nhưng người dân ở đây vẫn lựa chọn hỏa táng để hoàn tất thủ tục cho người đã mất.
Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ sử dụng hỏa táng chiếm 25%. Dự báo đến năm 2025 thì con số này ước chừng là 50%.
Khi gia đình có người thân qua đời, gia đình Phật tử chọn cách hỏa táng, sau đó đem tro cốt rải sông hoặc biển được xem là giải pháp rất văn minh, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, phù hợp với xu thế chung của xã hội hiện nay.
Cách rải tro cốt người đã mất sau hỏa táng Phật tử nên biết
Khi rải tro cốt người đã mất, tuy không cần phải lễ nghi phức tạp nhưng người thân, gia đình Phật tử cũng nên thực hiện trong sự im lặng, chậm rãi, mỗi người rải một nắm trong sự thành kính tiễn biệt sẽ ý nghĩa và trọn tình hơn “bỏ cả hũ tro cốt xuống sông”.
Khi đi rải tro cốt, nhân thân nên tự làm mà không cần mời thầy cũng như thực hiện bất cứ lễ nghi nào. Chọn một khúc sông hay bờ biển nào sạch sẽ, kính cẩn bốc từng nắm tro cốt của người thân thả xuống.
Trong khi rải tro cốt con cháu thành kính, nguyện cầu cho người thân được sinh về cõi lành. Khởi tâm quán tưởng thân tứ đại này vốn là cát bụi, nay trở về với cát bụi; ngày mai thân của mình cũng trở về với cát bụi. Rải cốt xong, “về nhà thờ hình ảnh và cúng cơm như phong tục xưa nay” hoặc “gửi hình lên chùa và cúng cơm ở chùa”, cách nào cũng được.
Sau khi thực hiện rải tro cốt người đã mất, gia đình cần chăm làm Phật sự, các việc thiện trong khả năng có thể để hồi hướng phước đức cho người đã mất. Đồng thời, nhân thân, gia đình có người mất cũng có thể cúng dường Tam Bảo, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, giữ giới… rồi đem phước đức ấy hồi hướng cho người đã mất.
Dù người thân tái sinh bất cứ nơi đâu, những phước đức mà bạn đã làm đem hồi hướng họ đều nhận được, sẽ trở nên tốt hơn trong cảnh giới hiện đang tái sinh.
Tham khảo ngay: Bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói