Menumb
Trại Hòm Martino
Facebook twitter tiktok Youtube
Lễ khâm liệm là gì?

Lễ khâm liệm là gì?

5/5 (495 bình chọn)

Sau khi người nhà mặc xong áo thọ cho người chết, họ sẽ phải đặt thi thể vào trong quan tài. Nghi lễ này được gọi là "khâm liệm" hay "đại liệm". Cử hành nghi lễ này cũng là để người chết cáo biệt lần cuối cùng với người thân, bạn bè trên dương gian. Vì vậy, nghi lễ này được cử hành rất long trọng.

Khâm liệm là gì?

Khâm liệm là một trong những công tác chuẩn bị để bao bọc thân thể của người đã khuất bằng vải sau khi thực hiện xong lễ mộc dục (tắm rửa cho người mất) rồi tiến hành vào giai đoạn nhập quan.

Thời xưa thì cuộc sống thiếu thốn, khó khăn nên nghi thức tẩm liệm chỉ dùng vải trắng đơn giản. Ngày nay, khi cuộc sống ổn định hơn thì phong tục ma chay khâm liệm cũng được trang bị tươm tất hơn thay vì dùng vải trắng thì nhiều gia đình dùng vải lụa.

Khâm liệm, nói một cách đơn giản là đặt thi thể người chết vào trong quan tài. Trong sách "Lễ ký - Vấn tang" có ghi chép rằng: "Sau khi người chết được ba ngày sẽ tổ chức khâm liệm." Việc không khâm liệm ngay sau khi người chết qua đời chủ yếu là để chờ người chết sống lại, cũng chính là "gọi hồn phục phách" đã nói đến ở phần trên.

Nếu người chết không có hy vọng sống lại thì gia đình mới tổ chức khâm liệm, chuyển thi thể vào trong quan tài.

Những lễ nghi trước khi khâm liệm

Trước khi khâm liệm, một số gia đình sẽ mời đạo sĩ đến để tính toán giờ liệm. Cũng có những gia đình không mời đạo sĩ mà chỉ dựa vào con vật cầm tinh của người chết, can chi của tháng người đó qua đời, lại căn cứ theo thuyết Ngũ hành mà tính toán ra những con giáp phạm xung và những việc cần kỵ huý. S

au đó, họ dán những tờ giấy này lên tường. Khi đưa thi thế nhập quan, tất cả những người thân, bạn bè cầm tinh con giáp phạm xung đều phải tránh mặt, nếu không sẽ bất lợi đối với gia quyến.

Dân gian cho rằng chết người là một dạng tai ương và gọi những bản cáo thị này là "ương bảng". 

Lễ khâm liệm là gì

Chuẩn bị trước khi khâm liệm

Trước khi khâm liệm, phải dùng giấy bồi dán kín bốn phía xung quanh quan tài; rải dưới đáy quan tài một lớp thân cây đay còn xanh; trên lớp thân đay này lại hồ giấy dày lên. Phần đầu của thi thể được đậy bằng một tấm vải đỏ, hai hố nách được nhét khăn lụa đỏ. Trước khi liệm, lại phủ lên đáy quan tài một lớp giấy bản, trên lớp giấy bản đặt một chiếc chăn bông, hai đầu quan tài đặt "gối nguyên bảo" (gối có hình đĩnh bạc) để nâng đỡ phần đầu và chân của người chết. Lúc này, con cháu người chết sẽ quỳ ở đầu quan tài, những người thân khác đứng vây xung quanh, cất tiếng khóc than.

Quan tài

Quan tài để khâm liệm người chết thường được đóng bằng gỗ. Các loại gỗ đóng quan tài tốt và cứng như gỗ bách, gỗ long não được xếp đầu bảng, thứ đến là gỗ cây thu, cây hoè và cây thông; loại bình thường nhất là gỗ cây liễu. Mọi người thường chuộng tấm ván dày; dày nhất là 6 tấc, dày từ 5 tấc trở lên là thượng đẳng; sau đó tuỳ vào thứ bậc mà giảm dẫn.

Phần nắp đậy, phần đáy và hai vách bên của quan tài nếu được làm từ một tấm gỗ nguyên vẹn thì được gọi là "nguyên tấm". Các mảnh ghép khác được phân biệt bằng số ghép "mảnh thứ..". Toàn bộ quan tài có dạng hình hộp chữ nhật, phía trước cao phía sau thấp, phía trước rộng phía sau hẹp.

Phía ngoài quan tài được phủ sơn, các màu sơn chủ yếu là màu đen, tím, đỏ hoặc vàng. Mặt ngoài quan tài thường được vẽ hình; với những quan tài được đóng từ loại gỗ cao cấp thì sẽ để nguyên màu gỗ, rồi đánh bóng. Các tranh được vẽ trên bề mặt quan tài thường là tranh Bách thọ, tranh Bốn mùa, Nhị thập tứ hiếu,..

Tham khảo các mẫu: quan tài gỗ

Quan tài gỗ

Mặt chính diện ở phần đầu quan tài thường được vẽ hình đài sen nằm giữa những tầng mây, trên dó viết chữ "Linh cữu của..."; mặt đối diện ở phía đầu nhỏ của quan tài về lư hương, nén hương, một số địa phương lại vẽ hình cây rau cải. Một số quan tài trên tấm chính diện ở phần đầu còn viết những câu tốt lành như "Phúc như Đông Hải", "Giọng nói dáng hình như vẫn còn đây"...

Mặt trong của quan tài được quét dầu thông hoặc dán giấy vàng, với ý là "hoàng kim nhập quỹ", "để phúc lại cho con cháu". Ngoài ra, bên vách trong của quan tài còn phải dán hình mặt trời, mặt trăng và sao Bắc Đẩu cắt từ giấy vàng, giấy bạc.

Quá trình khâm liệm

Khi khâm liệm, con cả của người chết ôm phần đầu, con thứ ôm phần chân; nếu người chết chỉ có một con hoặc không có con thì những người thân cận nhất trong dòng tộc sẽ trợ giúp hoặc làm thay con.

Sẽ có từ 4 đến 6 người bạn hoặc người khiêng quan tài được mời đến, dùng khăn lụa buộc qua lưng của người chết; trước hết sẽ đặt chân của người chết vào trong quan tài, sau đó từ từ đặt toàn bộ thi thế nằm ngửa ngay ngắn vào bên trong quan tài.

Sau đó dùng một sợi dây màu đỏ xâu qua lỗ hình vuông ở giữa đồng tiền xu, từ từ đặt lên mũi người chết theo hướng từ trên xuống dưới; lại dùng một sợi dây màu đỏ khác căng từ trung tuyến ở phần đầu quan tài đến trung tuyến ở phần cuối quan tài. Sau khi kéo thẳng sợi dây này, kiểm tra xem ba điểm là mũi của người chết, trung tuyến ở phần đầu và trung tuyến ở phần cuối quan tài đã nằm thẳng hàng với nhau hay chưa.

Nếu ba điểm này chưa thẳng hàng thì cần điều chỉnh vị trí của thi thể. Cũng có những địa phương sử dụng một sợi dây mảnh, mỗi đầu dây buộc một đống tiền xu rồi đặt lên hai đầu quan tài. Thi thể người chết sẽ được đặt trên sợi dây này.

Sau khi đã đặt thi thể nằm ngay ngắn đúng vị trí, những người bạn sẽ cởi khăn lụa buộc ngang lưng thi thể ra và buộc vào ngang lưng mình, tương truyển làm như vậy sẽ không bị đau lưng. Sau đó, sẽ đặt vào hai bên thi thể trong quan tài những vật dụng mà người quá cố thường ngày vẫn yêu thích như quần áo, khăn mũ, đổ trang sức, đổ dùng hàng ngày và các vật trừ tà dưới âm gian.

Một số vùng khi khâm liệm còn có tục đặt dưới gối của thi thể một ít hạt cây bông với ý "đời đời đều có con cháu" nhằm cầu mong con cháu đời sau được hưng vượng về nhân đinh. Sau khi tất cả các đồ vật đã được đặt nằm ngay ngắn trong quan tài, người ta phủ lên trên thi thể những tấm chăn mà bạn của người chết mang đi tặng, tấm chăn cuối cùng là do con hoặc cháu của người chết dâng tặng, tục gọi là "chăn con cháu". Đến đây, nghi lê khâm liệm người chết kết thúc.

Hướng dẫn lập bàn thờ cho người mới mất

Đậy nắp quan tài

Đậy nắp quan tài còn gọi là "liễu đinh", "sát khấu" hay "hợp quan", tức là lấy tấm nắp đậy lên phía trên quan tài. Tại một số địa phương, trước khi đậy nắp quan tài còn có tục "nhìn lần cuối", tức là trước khi an táng sẽ đặt quan tài tại linh đường, nắp quan tài chưa đậy khít lại mà chừa một khe hở để những người thân có thể nhìn thấy thi thể nhằm cáo biệt với người chết một lần cuối cùng.

Cũng có trường hợp vì người thân ở xa quê hương nên che đậy hở nắp quan tài nhằm chờ người đó về nhìn thấy người chết lần cuối. Cũng có những người chết không rõ nguyên nhân, người nhà sẽ không đậy nắp quan tài lại ngay mà chờ bộ phận khám nghiệm tử thi đến làm việc hoặc chờ khi tất cả mọi vấn đề đều đã được giải quyết thì mới cho đóng nắp quan tài lại.

Khi đóng nắp quan tài, dùng bốn chiếc đinh, tục gọi là "đinh thọ", do thợ mộc dùng búa gõ mạnh đình xuống bốn góc. Trong số đó, chỉ có ba đinh gõ khít xuống quan tài; nếu người chết là nam giới thì ba cây đinh này sẽ là trái hai phải một; nếu người chết là nữ giới thì ba cây đinh này sẽ là phải hai trái một.

Cây "đinh thọ" còn lại sẽ đóng thành hình quả đào, còn gọi là "đinh chủ", sẽ được đóng vào mặt phía trước của quan tài theo quy tắc "nam trái nữ phải".

Sau khi hoàn tất các bước chuẩn bị, thi thể người chết được chuyển vào trong quan tài

Thời xưa, có rất nhiều nghi lễ cần thực hiện khi đóng quan tài. Có những nơi có tục cắt vài sợi tóc của vợ hoặc con người chết, quấn xung quanh đầu nhọn của đinh thọ. Lại có những nơi phải cắt lấy một lọn tóc nhỏ của vợ hoặc con người chết rồi gói lại bằng giấy vàng, bọc bên ngoài đinh thọ.

Có những vùng khi đóng "đinh chủ", sẽ phải mời cậu hoặc anh em họ của người chết tới đóng. Lúc này, người cậu thường tranh thủ dạy dỗ những đứa con ruột hoặc con dâu bất hiếu, đồng thời đưa ra một vài câu đố hóc búa. Các con của người chết phải giải được những câu đố này, nếu không người cậu sẽ không đóng cây đinh chủ xuống. Khi đó, chỉ có thể mời một người có uy tín trong dòng tộc đến thuyết phục, những đứa con phải cúi đầu tạ tội thì người cậu mới đồng ý đóng đinh.

Sau nghi lễ nhập quan, những người thân trong gia đình sẽ phân phát tang phục cho những người có quan hệ thân sơ xa gần đi đến phúng viếng người đã khuất. Việc làm này chủ yếu là để bày tỏ tấm lòng hiếu thuận và sự tiếc thương đôi với người quá cố. Đây là một lễ tục của Nho gia.
Tham khảo thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói
Bài viết liên quan
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Việc bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, Thần Linh, Gia Tiên là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Trong đó, việc sắp xếp chén dĩa cúng Phật đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm mà còn mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Phật pháp là tín ngưỡng thờ phụng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều gia đình đã quyết định trưng bày tượng Phật trong nhà như một phương thức tìm kiếm sự yên bình, hài hòa và cân bằng cho không gian sống.
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc an táng, gia chủ cũng cần chuẩn bị tươm tất cho quá trình chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Bởi lẽ, người xưa tin rằng, thờ cúng thật chu đáo sẽ giúp vong linh siêu thoát, đủ Phúc để có thể đầu thai sang kiếp khác.

Xem thêm: ,

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ bệnh viện Thống Nhất
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Dịch vụ
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Xem chi tiết
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị có thể tham khảo và tìm kiếm được đơn vị tổ chức tang lễ trang trọng và chu toàn nhất.
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Xem chi tiết
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối không được chểnh mảng việc xem ngày giờ.
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài Xem chi tiết
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài của Tâm An Lạc luôn được đánh giá cao, chúng tôi đã giúp đỡ và phục vụ rất nhiều gia đình kiều bào tại hải ngoại nhận được hủ tro cốt của thân nhân mình tại sân bay gần nhất.
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
Trại Hòm Martino
Tel: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 
Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved