Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Giới thiệu về nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông
Địa chỉ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông: 5 P. Trần Thánh Tông, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội ( Hay còn được gọi là: nhà tang lễ Quốc gia, nhà tang lễ Bộ Quốc phòng)
Nhà tang lễ số 5 trần thánh tông Google Map
Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông là một trong những nhà tang lễ tại Hà Nội có quy mô lớn nhất. Đây là địa điểm tổ chức tang lễ dành cho những cán bộ cốt cán trong nhà nước và quân đội. Từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà tang lễ đã tổ chức nhiều lễ tang với nghi thức cao cấp.
Theo đó, Đảng và Nhà nước đã giao trọng trách cho Bộ Quốc Phòng xây dựng, vận hành, quản lí và sử dụng Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng gồm hai địa chỉ: Số 5 Trần Thánh Tông, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và phường 4, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh với nhiệm vụ tổ chức, phục vụ cho những cán bộ, chiến sĩ công tác trong quân đội khi từ trần.
Sau khi xây dựng, nhà tang lễ chính thức hoạt động dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng – Nơi được Đảng Uỷ ủy quyền tiếp quản. Trong suốt quá trình hoạt động, nhà tang lễ đã tổ chức rất nhiều sự kiện ma chay long trọng cho các quan chức cấp cao Nhà Nước.
Quá trình hình thành nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ, Kiến nghị của Bộ Chính Trị và nghị định số 62/2001/NĐ-CP, Ngày 20/2/2002 Nhà Tang lễ số 5 Trần Thánh Tông được chính thức đưa vào hoạt động dưới sự chủ quản trực tiếp của Bộ Quốc Phòng.
Trong nghị định cũng đề cập đến Mục đích sử dụng Nhà Tang Lễ, Thông báo ủy quyền và nêu rõ trách nhiệm của Bộ Quốc Phòng đối với việc quản lý. Nội dung sơ lược như sau:
Mục đích sử dụng Nhà Tang Lễ
Tổ chức theo đúng nghi thức Quốc Tang
Tổ chức theo nghi thức Nhà Nước
Tổ chức tang lễ đối với các đối tượng khác
Ủy quyền cho Bộ Quốc Phòng
Bộ Quốc Phòng sẽ là cơ quan trực tiếp quản lý Nhà tang lễ
Đồng thời tiếp nhận tổ chức lễ tang cho các cán bộ, sĩ quan hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ và từ trần khi điều trị tại bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
Nhiệm vụ của Bộ Quốc Phòng
Thiết lập quy chế, quy trình thủ tục sử dụng Nhà tang lễ, tổ chức lễ tang theo đúng nghi thức Quốc Tang, Nhà Nước,…
Phân công, quản lý Ban quản lý Nhà tang lễ cũng như cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà tang lễ
Chi phí vận hành
Các kinh phí liên quan đến vận hành đảm bảo trong dự toán của Bộ Quốc Phòng trước đó.
Xem thêm: Bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói
Các lễ tang được ưu tiên tổ chức tại nhà tang lễ quốc phòng
Mặc dù có phục vụ cho người dân có nhu cầu thuê mướn không gian, tuy nhiên vì mục đích ban đầu là tri ân những cán bộ đã có công bảo vệ đất nước, một số tang lễ sẽ được ưu tiên tổ chức như:
Quốc tang: Truy điệu nhưng cán bộ đứng đầu bộ máy nhà nước Việt Nam. Các cán bộ đương nhiệm hoặc đã qua nhiệm kỳ như “Chủ Tịch Quốc Hội”, “Thủ Tướng Chính Phủ”, “Tổng Bí Thư”, “Chủ Tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”
Lễ tang nhà nước cho các cán bộ cấp cao: Truy điệu các cán bộ đã từ trần, đã hoặc đang đương nhiệm “Chủ tịch Quốc Hội”, “Phó thủ tướng”, “ Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.
Lễ tang của các cán bộ và các công viên chức khác
Thủ tục tổ chức tang lễ tại số 5 Trần Thánh Tông
Đối với người dân
Người dân có nhu cầu tổ chức tang lễ tại đây cần tuân theo các quy trình sau:
- Ký nhận thi hài người mất
- Ký hợp đồng sau khi thống nhất được ngày giờ và người nhà ứng trước một khoản tiền.
- Nhân viên chuẩn bị và trang trí lễ đường
- Đến giờ lành và thực hiện nghi thức khâm liệm
- Tiếp nối các nghi lễ sau đó
- Thanh toán phần tiền còn lại
Đối với lễ truy điệu là nhà quan chức cấp cao
Tùy vào vị trí đảm nhiệm mà tri thức sẽ được thực hiện theo nghi lễ Quốc Tang hoặc Lễ Tang Nhà Nước, nhưng nhìn chung quy trình sẽ như sau:
- Nhanh chóng tiếp nhận thi hài
- Chuẩn bị và trang trí lễ đường
- Lễ nhập quan
- Lễ viếng và truy điệu
- Diễu hành di quan
Xem thêm: Dịch vụ tang lễ Tâm An Lạc
Tuyến xe bus đến nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông
Các bạn có thể bắt là xe 18, 42, 44.
Tuyến xe 18: Đại học Kinh tế Quốc dân – Trần Đại Nghĩa – Đại La – Phố Vọng – Giải Phóng – Phương Mai – Lương Định Của – Đông Tác – Chùa Bộc – Tây Sơn – Thái Thịnh – Láng Hạ – Giảng Võ – Giang Văn Minh – Kim Mã – Nguyễn Thái Học – Lê Duẩn – Trần Phú – Phùng Hưng – Lê Văn Linh – Phùng Hưng (đường trong) – Phan Đình Phùng – Hàng Đậu – Trần Nhật Duật – Nguyễn Hữu Huân – Lý Thái Tổ – Ngô Quyền – Hai Bà Trưng – Lê Thánh Tông – Tăng Bạt Hổ – Nguyễn Công Trứ – Lò Đúc – Trần Khát Chân – Võ Thị Sáu – Thanh Nhàn – Lê Thanh Nghị – Trần Đại Nghĩa – Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tuyến xe 42: Bến xe Giáp Bát (Quảng trường Bến xe Giáp Bát) – Giải Phóng – Kim Đồng – Tân Mai – Nguyễn Tam Trinh- Kim Ngưu- Lò Đúc- Yecxanh – Trần Thánh Tông – Trần Hưng Đạo- Trần Quang Khải – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Đức Giang (Đối diện Nhà máy Cáp Điện).
Tuyến xe 44: BX Mỹ Đình – Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ – Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám – Lê Văn Lương – Vũ Trọng Phụng – Nguyễn Trãi – Tây Sơn – Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch – Đào Duy Anh – Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân – Lò Đúc – Yecxanh – Trần Thánh Tông – Trần Hưng Đạo – Trần Khánh Dư.
Xem thêm: Chi phí hỏa táng tại Hà Nội