Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Giải thích việc cho người chết ngậm vàng, gạo có đúng hay không?
Tại sao lại cho người chết ngậm vàng? Theo tục của người Việt Nam khi xưa, người sau khi chết thì các thành viên là con cháu trong gia đình thường lấy đũa cả ngáng vào miệng để cho gạo nếp vàng và tiền xu. Tục này được gọi là lễ Phạn Hàm trong sách cổ "Thọ Mai Gia Lễ" ghi lại.
Lễ Phạn Hàm là gì?
Lấy một chiếc đũa ngáng ngang miệng người chết cho khỏi cắn răng để việc Phạn Hàm dễ và cũng chờ xem hồn phách người chết có trở lại hồi sinh không, nên lễ Phạn Hàm phải chờ sự may mắn. Thấy hết hy vọng người chết sống lại, thì lễ Phạn Hàm tùy bậc sau mà làm:
Bậc vua chúa (dùng trân châu bỏ vào miệng thay cơm gạo)
Bậc quan lớn (dùng vàng bỏ vào miệng)
Bậc sĩ phu (dùng ngọc bối bỏ vào miệng)
Bậc dân thường (dùng cơm gạo bỏ vào miệng)
Theo lễ Phạn Hàm chung thì dùng một nắm gạo nếp vo sạch và 3 đồng tiền sạch, nhờ chiếc đũa đã kê răng rồi nên dễ dàng bỏ chút gạo và tiền vào miệng người chết, tỏ lòng thương xót người chết có áo quan, có cơm gạo, tiền bạc không đến nỗi thiếu thốn. Phạn là cơm mà Hàm là ngậm.
Sau đó trải chiếu xuống đất, đặt người chết nằm xuống để hưởng hơi đất theo thuyết tất cả muôn vật đều cũng trở về lòng đất. Để một lát rồi đem thi thể lên giường chuyển ra chính tẩm, lấy giấy đậy mặt lại, dưới đất tưới dầu hôi để tránh cho kiến, hoặc gián bò tới và lôn có người túc trực đề phòng mèo, chó nhảy qua thi thể, nếu mặt người chết không được đậy kín, rất có thể có điều không hay.
Xong lễ Phạn Hàm thì mỗi người một việc lo lắng cho tang sự được chu đáo, phải yên lặng, phải cởi bỏ các thứ lòe loẹt có tính cách vui đẹp không hợp lễ nghi.
Xóm làng thấy nhà bên cạnh có tang còn biết buồn lây, huống chi trong gia đình kỵ nhất là cười cợt, nhai trầu như ngày thường.
Tất cả nghi lễ đám tang quan trọng nhất là bắt đầu từ giờ phút người bệnh linh hồn rời khỏi xác. Trong gia đình lo mặc đồ tang cho đến khi làm lễ Thành Phục.
Có thể bạn quan tâm: Tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu?
Ý nghĩa của việc cho người chết ngậm vàng
Ý nghĩa của tục này mang đến cho người chết không bị đói khát, người chết có của mang xuống âm giới. Theo Phật giáo, thì đây được gọi là hủ tục. Người chết không thể ngâm ít gạo nếp, tiền và lá vàng trong miệng mà có thể hết đói khát được. Bởi vì xác chết đã thành vật vô tri giác không còn giá trị đối với người đã khất khi thần thức đã rời ra ngoài rồi.
Nếu chân chính theo lời đức Phật dạy thì chúng ta hoàn toàn không cần phải làm những tục như vậy, đó là một hủ tục gây cho mọi người hiểu lầm và mê tín. Biết rằng thân xác này là Tứ đại khi mất đi cũng sẽ trở về Tứ đại, còn thần thức thì theo nghiệp mà đi. Còn nghiệp như thế nào gia đình có thể tìm hiểu thêm trong Kinh địa tạng có thể thấy rất rõ: " 49 ngày thần hồn vẩn vơ". Để giúp cho vong linh trong 49 ngày người thân trong gia đình nên làm phúc tu tập, bố thí cúng dường, tụng kinh, sám hối để hồi hướng phước báu cho vong linh.
Với 7 phần phước cúng cho vong thì vong chỉ được hưởng phước 1 phần chứ không phải chỉ bằng gạo nếp, tiền xu và vàng thưa quý gia đình. Nên hiện nay, chúng ta nên bỏ những hủ tục bỏ vàng vào miệng, điều này còn có thể tránh được việc những kẻ xấu, gian ác đào trộm mộ để lấy vàng.