Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Trùng tang hay còn gọi là chết trùng nói đến hiện tượng một người thân trong gia đình qua đời tiếp nối sau đó là những cái chết liên tiếp của những người trong gia tộc chỉ trong thời gian ngắn. Nếu bạn đang băn khoăn trùng tang thường bắt ai thì câu trả lời thường là những người thân thích trong gia đình hợp với người chết.
Tuy nhiên, một số ít người hợp người mà người chết ghét cũng gặp phải hiện tượng chết trùng.
Nói tóm lại, hiện tượng trùng tang thường xảy ra với người mà người chết bất thường, thường xuyên nhớ đến dù yêu hay ghét. Hiện tượng này là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình khi chứng kiến sự ra đi của nhiều người thân thiết chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Thời điểm xảy ra trùng tang có thể bắt đầu sau 3 ngày an táng người chết hoặc có hiệu lực trong vòng 49 ngày hoặc hơn cho đến khi xả tang.
Trùng tang từ đâu mà có?
Theo quan niệm dân gian, hiện tượng trùng tang là hiện tượng một gia đình có người nhà chết đúng vào các giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi), sau đó lần lượt những người thân của người đó cũng chết theo cho đến khi số người chết đủ 3, 5, 7 hoặc 9 người.
Chẳng hạn một gia đình chia sẻ như sau: Gia đình họ có người anh trai chết đúng vào giờ Dần, ngày Dần, chưa qua 49 ngày thì mẹ mất. Một năm sau cậu em út cũng tử vong do tai nạn. Gia đình khiếp sợ và đi xem bói thì họ bảo là bị “trùng tang”.
Dân gian cũng cho rằng nguồn cơn của thảm họa này là do “âm binh” nổi loạn, vì vậy cách duy nhất để hóa giải là phải nhốt “trùng” (nhốt vong). Người ta đồn đoán chùa Hàm Long (Thuận Thành, Bắc Ninh) là nơi nhốt trùng lớn nhất cả nước (!). Và mỗi gia đình khi gửi vong đến đây sẽ được phát bùa để đeo trong vòng ba năm nhằm tránh họa. Thực tế, hầu hết những gia đình có người mới mất đều đi xem vong, và đeo hoặc dán các loại bùa chú này ở nhà.
Lý giải theo dân gian, các cụ cho rằng:
Nguyên nhân trùng tang là do người chết “phạm” phải năm hoặc tháng hoặc giờ xấu, trái với quy luật sinh học, ra đi không hợp số phận, chưa tới số mà phải chết oan uổng, có sự oán thán nào đó của cõi âm, gây ảnh hưởng tới người ở lại (cụ thể là rơi cả vào 4 kiếp sát Dần,Thân,Tỵ,Hợi. Trong bảng tử vi, các cung Dần - Thân - Tỵ - Hợi là nơi mà sao Tràng Sinh đóng, bảng tử vi nào mà sao Tràng Sinh nằm ngoài 4 cung này thì chắc chắn sai. Vì sao Tràng sinh đóng ở cung này nên đang lẽ phải sinh ra thì lại chết đi ( Xấu). Thìn - Tuất - Sửu - Mùi vốn còn đc gọi là Tứ Mộ nên chết vào những cung này là chết đúng ), do đó linh hồn không siêu thoát nên cứ quanh quẩn trong nhà trở thành “trùng”, rồi lần lượt “bắt” theo từng người thân trong dòng tộc.
- Lý giải của Phật giáo:
Trùng tang là do nghiệp lực gây nên, do nghiệp của dòng tộc và của chính người mất, sau khi họ mất đi thì các oan gia trái chủ có quyền đến đòi mạng và họ phải tiếp tục bắt tiếp những người trong cùng dòng tộc.
- Các nhà khoa học thì lý giải:
Trùng tang là do cộng hưởng sóng điện tử và trường năng lượng giữa người chết và người sống mang tính chất huyết thống và dòng họ (cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống ) , mà chúng ta thường gọi nôm na là " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu "
- Một số người cho rằng:
“Trùng tang” đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Trong đó, bản chất của sự trùng hợp là luật số lớn trong lý thuyết xác suất và thống kê. Định luật này đơn giản có thể hiểu là: “Với một mẫu xét đủ lớn, bất kỳ hiện tượng kỳ lạ nào cũng có thể xảy ra”
Trùng tang liên táng
Hiện tượng trùng tang liên táng tức là người cùng họ mất liên tục dẫn đến phải chôn liên hoàn là vấn đề nghiêm trọng nhất. Trường hợp này khá hiếm gặp vì thời gian xảy ra nhanh đôi khi chỉ từ 1-3 ngày hoặc vài tuần đã có đến vài người chết. Điều này khiến tâm lý người trong họ hoang mang và dẫn đến nhân khẩu gia đình từ đông đúc chỉ trong vài ngày trở nên hiu quạnh, vắng vẻ.
Trùng tang liên táng có 3 dạng
Trùng tang 3 ngày
Hiện tượng trong họ có người chết tiếp theo trong 3 ngày kể từ thời điểm an tang người mất đầu tiên. Có nhiều trường hợp người chết đầu chưa kịp an tang đã có người cùng họ qua đời dẫn đến phải chôn hai người cùng một lúc. Đây có thể coi là trường hợp nặng nhất trong trùng tang và khó hóa giải.
Trùng tuần đầu
Đây là hiện tượng thường gặp khi người chết hết tuần đầu thì có người tiếp theo mất mạng.
Trùng xả tang
Đây là hiện tượng trùng tang nhẹ nhất vì gia đình có thời gian hóa giải. Hiện tượng trùng tang có thể kéo dài đến 3 năm hoặc lâu hơn tùy vào thời gian bốc mộ. Trùng tang thường xảy ra đúng ngày cuối trước khi bốc mộ do gia đình phạm húy, không chú ý kiêng khem.
Tại sao lại có trùng tang?
Có nhiều quan niệm xoay quanh vấn đề trùng tang thường bắt ai và nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuy chưa có cơ sở khoa học lý giải hiện tượng tâm linh này nhưng hiện nay trong dân gian thường truyền tụng lại những lý do gây trùng tang như sau:
Thần trùng sai vong bắt người thân
Người chết mấy đụng ngày giờ không hợp tuổi sẽ rơi vào kiếp sát sẽ phải gặp thần trùng. Khi quỷ trùng bắt đi sẽ tra tấn người mất bằng cách mổ vào trán khiến họ vô cùng đau đớn. Việc tra tấn sẽ kéo dài cho đến khi người chết khai ra tên tuổi của người thân trong gia đình. Những người bị khai tên sẽ có quỷ bắt đi và trở thành người xấu số thứ hai.
Vong linh nổi loạn
Nguyên nhân dẫn đến trùng tang có thể do vong hồn nổi loạn. Những vong ác có thể do những oan khuất khi còn sống hay bị tra tấn ở dưới 18 tầng địa ngục dẫn đến sự căm phẫn mà quay lại dương gian bắt con cháu. Trường hợp này thường phải hóa giải bằng cách nhốt vong, tránh cho vong về nhà để gỡ bỏ quỷ trùng.
Trùng tang có thật hay không?
Theo quan điểm Phật giáo chỉ ra rằng hiện tượng trùng tang không có thật. Tinh thần đạo Phật nói việc sinh hay tử là do nghiệp tạo thành từ kiếp trước và trong kiếp này. Với bậc thánh nhân đắc đạo, việc sớm thoát khỏi kiếp trần ai luân hồi sang kiếp khác không phải là việc xấu. Tuy nhiên, với những người phàm phu tục tử vẫn phải chịu kiếp luân hồi thì sinh tử lại là vấn đề đáng bàn tới.
Theo góc nhìn khoa học, hiện tượng trùng tang được coi là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bản chất của sự trùng hợp này là dựa theo xác suất thống kê. Mọi việc đều có thể xảy ra dựa theo quy luật này. Tuy nhiên, hiện tượng trùng tang và những câu chuyện kì bí đã ăn sâu vào tâm trí người Việt và có những dẫn chứng cụ thể. Vì vậy, gia đình có người chết tốt nhất vẫn nên kiêng kỵ để tránh hiện tượng trùng tang và có cách hóa giải sớm để mọi người an tâm hơn.
Vậy thần trùng thì sao? Có thật hay không?
Theo sách cổ ghi lại: Trong các loại trùng tang thì THẦN TRÙNG là đáng sợ nhất. Thần Trùng là trong gia quyến, thân chủ có người chết nhằm ngày đó, nếu không Nhương Ếm thì sẽ bị tai họa chết trùng.
Sau đây là ngày Thần Trùng :
- Tháng 1,2,6,9,12 : Chết nhằm ngày Canh Dần hay Canh Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Canh Thiên Hình “. Nếu thêm thấy năm tháng cũng vậy là càng nặng.
- Tháng 3 : Chết nhằm ngày Tân Tị hay Tân Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Tân Thiên Đình ” , nếu gặp thêm năm , tháng nữa càng nặng hơn
- Tháng 4 : Chết nhằm ngày Nhâm Dần hay Nhâm Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Nhâm Thiên Lao ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 5 : Chết nhằm ngày Quý Tị hay Quý Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Quý Thiên Ngục ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 7 : Chết nhằm ngày Giáp Dần hay Giáp Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Giáp Thiên Phúc ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 8 : Chết nhằm ngày Ất Tị hay Ất Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Ất Thiên Đức ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 10 : Chết nhằm ngày Bính Dần hay Bính Thân là phạm Thần Trùng ” Lục Bính Thiên Uy “. nếu gặp thêm năm tháng càng nặng
- Tháng 11 : Chết nhằm ngày Đinh Tị hay Đinh Hợi là phạm Thần Trùng ” Lục Đinh Thiên Âm ” , nếu gặp thêm năm tháng càng nặng ”.
Cách tính trùng tang theo phong thủy đúng nhất hiện nay
Để tính trùng tang cần 05 biến số:
– Giới tính người mất: nam tính thuận, nữ tính nghịch
– Tuổi người mất: lấy theo tuổi mụ (bằng năm mất trừ năm sinh, rồi cộng thêm 1 tuổi)
– Tháng mất: là tháng âm lịch, lấy theo con số, ví dụ tháng 5, 6, 7…
– Ngày mất: là ngày âm lịch, lấy theo con số, ví dụ: ngày 25, 26, 27…(phải đổi lịch dương sang lịch âm)
– Giờ mất: là giờ âm lịch, lấy theo con giáp (địa chi): từ 23 – 1h là giờ Tý, 1-3h là giờ Sửu, 3-5h là giờ Dần, 5-7h là giờ Mão, 7-9h là giờ Thìn, 9-11h là giờ Tỵ, 11-13h là giờ Ngọ, 13-15h là giờ Mùi, 15-17h là giờ Thân, 17-19h là giờ Dậu, 19-21h là giờ Tuất, 21-23h là giờ Hợi.
Đối với đàn ông: Nam khởi tại Dần, tính thuận theo chiều kim đồng hồ
- Bước 1: Tính năm
Nam khởi tại Dần, tính thuận theo chiều kim đồng hồ, mỗi chi là 10 tuổi, hết chẵn chục thì chi tiếp theo sẽ mỗi chi một tuổi, cho đến tuổi người mất (tính cả tuổi mụ).
Ví dụ: người đàn ông sinh năm 1960 mất 2021 thì tính là 62 tuổi. Nam khởi tại Dần: bấm tay vào Dần, miệng đếm 1 (tức là 1 chục tuổi), bấm tay vào Mão đếm 2, Thìn đếm 3, Tỵ đếm 4, Ngọ đếm 5, Mùi đếm 6 (sáu chục tuổi), Thân đếm 61, Dậu đếm 62 (tuổi). Người ngày 62 tuổi nên năm mất dừng ở Dậu, vào ô Thiên di.
Nếu điểm dừng của năm rơi vào một trong các ô Dần – Thân – Tỵ – Hợi là phạm Trùng Tang, nếu rơi vào một trong các ô Tý – Ngọ – Mão – Dậu là được Thiên Di, còn rơi vào một trong các ô Thìn – Tuất – Sửu – Mùi là được Nhập Mộ.
Trùng tang là sự ra đi người mất còn những điều oan khuất, khúc mắc trong lòng chưa giải, xấu.
Thiên di là sự ra đi theo ý của trời cao, tuy phải phục tùng nhưng cũng là hợp đạo, tốt.
Nhập mộ là sự ra đi khi đã sống trọn vẹn kiếp người, không gì vương vấn, tốt.
Như ví dụ trên: Vòng năm dừng ở ô Dậu, như vậy là năm được Thiên di, tốt.
- Bước 2: Tính tháng
Năm dừng ở đâu thì tiến lên một ô, khởi tháng giêng ở đó, tiếp tục đếm tới tháng qua đời.
Ví dụ: Người đàn ông nói trên, mất vào tháng 8 âm lịch năm 2021, ta tính bước 2 như sau: Vì năm dừng ở Dậu nên tháng 1 âm lịch sẽ khởi ở Tuất, tháng 2 tại Hợi, tháng 3 tại Tý, tháng 4 tại Sửu, tháng 5 tại Dần, tháng 6 tại Mão, tháng 7 tại Thìn, tháng 8 tại Tỵ.
Như vậy, vòng tháng dừng ở Tỵ, tháng gặp Trùng tang, xấu.
- Bước 3: Tính ngày
Tháng dừng ở đâu thì tiến lên một ô, khởi ngày mùng 1 âm lịch ở đó, tính đến ngày qua đời.
Ví dụ: người đàn ông nói trên mất ngày 15 tháng 8 âm lịch, ta tính bước 3 như sau: Do tháng dừng ở Tỵ nên ngày mùng 1 sẽ khởi ở Ngọ, mùng 2 ở Mùi, mùng 3 ở Thân, cứ như vậy cho đến ngày 15 thì dừng ở Thân.
Như vậy, vòng ngày dừng ở Thân, ngày là Trùng tang, xấu.
- Bước 4: Tính giờ
Ngày dừng ở đâu thì tiến lên 1 bước khởi giờ Tý ở đó, đếm đến giờ qua đời.
Ví dụ: người đàn ông nói trên mất vào lúc 13h chiều, tức là giờ Mùi, ta tính như sau: Do ngày dừng ở Thân nên khởi giờ Tý ở Dậu, giờ Sửu ở Tuất, Dần ở Hợi, Mão ở Tý, Thìn ở Sửu, Tỵ ở Dần, Ngọ ở Mão, Mùi ở Thìn.
Như vậy, vòng giờ dừng ở Thìn, giờ được Nhập mộ, tốt.
- Bước 5: Tổng kết
Sau khi tính năm, tháng, ngày, giờ:
Nếu được từ 01 Nhập mộ trở lên là tốt, vì “Nhất mộ phá tam trùng”, tức là 01 Nhập mộ có thể hóa giải được 03 Trùng tang.
Hoặc được 03 Thiên di cũng tốt, vì “Tam thiên di bằng nhất Mộ”, tức là 03 Thiên di thì bằng 01 Nhập mộ.
Ví dụ: Như trường hợp người đàn ông nói trên, ta có:
– Năm Thiên di
– Tháng Trùng tang
– Ngày Trùng tang
– Giờ Nhập mộ
Vì được giờ Nhập mộ nên 02 trùng tang của tháng và ngày không cần phải lo nghĩ nữa.
Đối với đàn bà: Nữ khởi tại Thân, tính nghịch ngược chiều kim đồng hồ
Thực hiện tương tự đàn ông nhưng có 02 điểm khác biệt:
– Nữ không khởi ở Dần mà khởi ở Thân
– Đếm ngược chiều kim đồng hồ
Ví dụ: Vẫn là người mất ở trên nhưng chuyển từ đàn ông thành đàn bà thì cách tính như sau.
Đàn bà 62 tuổi, mất lúc 13h (giờ Mùi) ngày 15 tháng 8 âm lịch năm 2021
- Bước 1: Tính năm
Năm dừng ở Sửu, được Nhập mộ
- Bước 2: Tính tháng
Tháng dừng ở Tỵ, phạm Trùng tang
- Bước 3: Tính ngày
Ngày dừng ở Dần, phạm Trùng tang
- Bước 4: Tính giờ
Giờ dừng ở Ngọ, được Thiên y
- Bước 5: Tổng kết
– Năm Nhập mộ
– Tháng Trùng tang
– Ngày Trung tang
– Giờ Thiên di
Kết luận: có 01 nhập mộ nên không đáng lo nghĩ.
Cách tính trùng tang theo "Thọ Mai Gia Lễ"
Lưu ý cách tính này chỉ áp dụng đối với trường hợp biết đúng tuổi người mất, và là một cách để tham khảo chứ không hoàn toàn chính xác, vì thực tế có những trường hợp tính là trùng nhưng thực tế lại không trùng và ngược lại, việc trùng hay không còn phụ thuộc vào âm đức nhà người mất và chính người đó, vì vậy các bạn cần tham khảo thêm ý kiến của các thầy nhé.
Trùng tang được tính theo tuổi âm lịch và tháng, ngày giờ âm lịch khi mất. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “nhập mộ” hay gặp phải “thiên di”, “trùng tang” Các bạn có thể tự mình tính theo hướng dẫn sau:
- Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
- Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
- Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
- Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
- Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
- Dần - Thân - Tị - Hợi thì là gặp cung Trùng Tang.
- Tý - Ngọ - Mão - Dậu thì là gặp cung Thiên Di
- Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.
Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang.
Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3, tháng 3 thọ 83 tuổi.
Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên Di.
Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên Di.
Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên Di.
Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung nhập mộ.
Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.
Cách hóa giải trùng tang
Theo phương pháp của Tiên Gia, Phù thủy, Đạo gia thường là những phương pháp bắt nhốt Trùng. Vị Pháp sư đã dùng lực và sức mạnh của Thày Tổ , Thần linh , binh gia bắt nhốt Trùng và vong linh người mất cho vào hũ và trấn bằng những lá Bùa trên miệng để khỏi chạy ra. Cách này tuy hiệu quả nhưng thực ra rất nguy hiểm vì khi công lực của Thày còn cao, Trùng còn phải chịu hãm trong vòng tù ngục, nhưng khi Thày chết, không còn ai cai quản nhà tù nữa, Trùng sẽ thoát ra gây ảnh hưởng rất nặng đến Gia đình Thày và Thân chủ.
- Một số phương pháp khác là: sử dụng các bài thuốc trấn trùng với các vị thần sa, chu sa, sương luật, địa liền... cho vào túi rồi yểm trong quan tài. Hoặc có thể dùng các bộ linh phù bằng cách dùng linh phù để gối đầu người đã khuất, dán lên giữa ngực, rốn hoặc lót dưới quan tài... cũng có thể dùng bài thuốc kết hợp giữa sớ, phù bắc tông và kỳ nam để xông vào mộ và người sống để cầu siêu, giải thoát cho trùng, biến từ âm binh thành thiên binh. Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, bát quái trận đồ trấn âm trạch để hóa giải.
Trấn yểm thần trùng vào chùa
Cách đây gần 1000 năm ( Thời Lý ) đã có những trung tâm trấn trùng nổi tiếng là Chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. Chùa này còn lưu giữ bộ ván khắc Bùa Trấn trùng đầy đủ nhất. Sau này, chùa Liên Phái tại Hà Nội cũng có được bộ ván khắc này. Đệ nhất giữ vong hiện nay là Chùa Hàm Long, từ trong Nam ngoài Bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận.
Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau:
1- Sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài.
2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.
3- Sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường.
4. Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, một mặt là chữ nho một mặt là phật bà.
- Hoặc để tránh trùng tang, ngay từ khi có người chết, ngoài việc xem thân nhân chết có “phạm giờ” không, ta nhờ thầy hay tự tính, tự xem giờ “Nhập mộ”, phòng “Trùng tang” nhằm trấn trùng, hóa giải.
Hóa giải trùng trang thao cách dân gian
Tìm 1 bộ bài Tổ tôm cũ (tức là đã chơi cũ rồi) bỏ mấy con Bát sách đi, số còn lại lấy rải đều ở 4 góc quan tài trong lúc đang liệm.
* Dùng bộ bài Chắn gồm 120 quân bỏ 20 quân Yêu đi, tức là bỏ bộ Nhất và bộ Nhị, chứ không bỏ Bát sách. Kèm theo là 1 cuốn lịch Tàu hoặc bộ sách Trương Thiên Sư, và bộ Bùa trùng tang.
* Sau khi tính ra người mất bị phạm trùng tang thì những người thuộc tam hợp chi cùng với chi trùng tang phải tránh mặt lúc liệm xác. VD: trùng tang tại Tị, vậy tam hợp của Tị là Dậu và Sửu bị phạm. Những người thuộc tam hợp tuổi với người mất bị trùng tang phải tránh.
VD: người mất tuổi Hợi thì tam hợp Mão Mùi bị phạm. Ngoài tránh mặt lúc "liệm" thì còn cần phải tránh cả lúc "nhập quan", "đóng cá" và đặc biệt là cả tránh lúc "hạ huyệt, lấp đất".
* Trước khi liệm: Dùng 6 lá Linh phù Lục tự Đại minh có kích thước 31 x 10.5 cm viết theo chiều dọc từ trên xuống dán vào thành trong của quan tài tại đầu, chân, hai bên vai, hai bên hông. Những Linh phù này có tác dụng trấn tà khí của Linh hồn. Khi chôn: Vong Nam 7, Vong Nữ 9 quả trứng vịt đã luộc chín, để trên nắp quan tài trên vùng bụng, dùng một cái niêu đất úp lên trứng, sau đó lấp đất. Cách này dùng để thu nốt những Tà khì còn sót lại. Lưu ý Linh phù được viết trên giấy vàng chữ đỏ.
* Sau khi chôn người ta lại dùng 108 cọc tre đực dóng trên mộ, 36 cọc tre hoá đóng ở nhà. Trên mộ cột thêm 1 con quạ hoặc gà mái đen.
* Một số người còn cho rằng có thể áp dụng phương pháp làm huyệt giả, đổ tỏi vào huyệt khi lấp đất hay dùng thần chú, Bát quái trận đồ trấn âm trạch để hoá giải…
* Trùng nặng thì người ta dùng con cóc màu vàng đang chửa để luyện thành thần tướng hộ vong.
* Trường hợp nặng hơn thì người ta dùng bộ gạo nếp nặn thành 12 ông thần trùng, sau khi làm phép thì dùng dao chặt đầu rồi nặn thành 1 hình nhân, dùng quan tài bằng lúc lác tẩm liệm rồi dùng 1 quả trứng vịt cắm 13 cây kim, đoạn dùng bè chuối; chọn giờ thiên giải thì thả xuôi ra sông
- Phương pháp hiệu quả nhất là tụng kinh hồi hướng cho vong siêu thoát, sau đó hồi hướng công đức cho họ. Phương pháp này dùng những năng lực của Phật pháp, siêu độ cho Trùng rất tốt, khiến cho Trùng sớm siêu thăng tịnh độ, không còn làm ác được ( lễ giải oan cắt kết), tuy vậy một số trường hợp nghiệp quá nặng nên vẫn phải chết thêm từ 1 đến 2 người mới cắt Trùng được.
- Lưu ý khi tìm thầy hóa giải trùng tang phải là các vị sư, pháp sư có sắc, ấn, lệnh mới đủ năng lực giải trùng.
Có thể bạn quan tâm: Quỷ nhập tràng là gì? Hóa giải quỷ nhập tràng ra sao?