Menumb
Trại Hòm Martino
Facebook twitter tiktok Youtube
Các lễ cúng trong đám tang

Các lễ cúng trong đám tang

5/5 (404 bình chọn)

 Tang lễ hay còn gọi là đám tang theo phong tục truyền thống của người Việt là đưa tiễn người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng. 

Những lễ cúng sau đám tang cần phải thực hiện

Cúng An Sàn

Cúng Thổ Thần Đất Đai

Cúng 3 Ngày (Tam Chiêu) hoặc còn gọi là Mở Cửa Mả

Cúng Cơm Hàng Ngày (Chúc Thực)

Cúng 49 Ngày (Chung Thất)

Cúng 100 Ngày (Tốt Khốc)

Cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường) hoặc còn gọi là Luyện Tế

Cúng Giỗ 2 năm (Đại Tường)

Gia đình cũng có thể tham khảo thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói

Cúng An Sàn - Thổ Thần Đất Đai

Cúng An Sàn - Thổ Thần Đất Đai

Lễ Cúng An Sàn là Lễ Rước Vong Linh bao gồm di ảnh, lư hương và bài vị về nhà thờ cúng.

Lễ Cúng Thổ Thần Đất Đai có ý nghĩa là báo cáo với Vị Thần Cai Quản Đất Đai là gia đình xin phép đưa Vong Linh người thân về nhà thờ cúng:

Mâm Cúng An Sàng cần chuẩn bị: 

- 1 bình bông

- 1 dĩa trái cây

- 1 mâm cơm cúng

- 1 cặp đèn cầy ly trung

- 1 Bộ giấy tiền vàng mã

Mâm Cúng Thổ Thần Đất Đai cần chuẩn bị:

- 5 dĩa xôi

- 5 chén chè

- 5 ly nước

- 1 bình bông

- 1 dĩa trái cây

- 1 bộ giấy tiền vàng mã cúng Thổ Thần - Đất Đai

- 1 cặp đèn cầy ly nhỏ

Lễ cúng 3 Ngày (Tam Chiêu) hoặc còn gọi là Mở Cửa Mả

Lễ cúng 3 Ngày (Tam Chiêu) hoặc còn gọi là Mở Cửa Mả

Trước tiên nói về cúng 3 ngày hoặc ngày Tam Chiêu mà người thế gian còn gọi là ngày (Mở Cửa Mả): Dân gian quan niệm rằng khi chôn cất sau 3 ngày thì hồn phách người chết hội lại tỉnh táo rồi, nhưng nếu không mở cửa mả thì họ không tỉnh hẳn được, không thể trở lên mặt đất, cũng không biết đường về nhà.

Vì vậy cần làm lễ mở cửa mả để cho vong linh tỉnh hẳn có thể lên dương thế và tìm đường về nhà (nơi đặt bàn thờ). Quan niệm này ở mỗi vùng miền đều có cách làm khác nhau, cách gọi cũng khác nhau như : Cúng 3 ngày, Mở cửa mả hay ngày tam chiêu… Sau khi an táng đến ngày thứ ba, con cháu và thầy cúng ra mộ, cúng mở cửa mả.

Tùy nơi có cách tính ba ngày khác nhau. Một số địa phương tính từ ngày mất là ngày thứ nhất. Cách này là do chỉ để người mất, quàn tại gia một ngày đêm, nên sau ngày chôn là đến ngày thứ ba, tiến hành cúng ba ngày luôn, như vậy là hợp lý.Một cách tính nữa, tính từ ngày chôn là ngày thứ nhất.

Trường hợp này do quàn tại gia hoặc ở nhà lạnh của bệnh viện quá ba ngày, để chờ con cháu về đông đủ.Dân ta quan niệm rằng sau khi chôn, hồn vẫn còn phiêu diêu chưa ổn định.

Mâm Cúng 3 Ngày cần chuẩn bị:

- 1 con gà sống ( hoặc 1 lồng chim)

- 1 cây mía

- 1 bộ thang mở cửa mả

- 1 bình bông

- 1 dĩa trái cây

- 1 bộ tam sên

- 3 chén chè

- 3 dĩa xôi

- 1 dĩa muối gạo

- 5 loại đậu (mỗi loại 100g)

- 1 bình trà

- 1 bình rượu

- Giấy tiền vàng mã

- 1 bó nhang

- 3 cây nhang lớn

Lễ cúng Cơm Hàng Ngày (Chúc Thực)

Lễ cúng Cơm Hàng Ngày (Chúc Thực)

Lễ cúng cơm hàng ngày được kéo dài trong tuần đầu tiên với gia đình có người vừa mới mất được gọi là lễ chúc thực. Việc cúng cơm hàng ngày cùng với cầu siêu cho người đã khuất giúp cho vong linh sớm được siêu thoát.Đây là truyền thống tốt đẹp bày tỏ tấm lòng thành của gia chủ với người đã khuất, phù hộ cho gia đình được mạnh khoẻ, con cháu nhiều may mắn.

Theo phong thuỷ, một người đã mất ở cõi đời này là đồng nghĩa với việc họ chuyển qua thế giới khác để bắt đầu cho cuộc sống mới. Còn thế giới kia có thể là về với vũ trụ, về với cõi vĩnh hằng nên có chết là chuyện bình thường không đáng sợ.

Thực tế cho thấy thời gian làm lễ cúng cơm hàng ngày cho người mới mất không chỉ là một tuần đầu tiên mà dân gian tin rằng sau 7 tuần thì linh hồn mới qua thế giới bên kia, cũng có tin cho rằng nên cúng cơm 100 ngày để vong linh được siêu thoát.

Vì các vong đã thuộc về cõi âm nên người ở trần gian không thể nào nhìn thấy bằng mắt thường và cũng không xác định được vong linh người thân còn vương vấn hay không nên quan trọng trong việc cúng cơm hàng ngày là tấm lòng chân thành của gia đình.

Cúng 49 Ngày (Chung Thất)

Cúng 49 Ngày (Chung Thất)

Cúng 49 ngày hay còn được gọi bằng cái tên là lễ Chung Thất, đối với người Á Đông đây là một dịp cúng quan trọng với mục đích giúp người mất ra đi thanh thản hơn

Bắt nguồn từ học thuyết của Phật Giáo, theo đó âm hồn của người khuất trước khi siêu thoát phải trải qua 7 lần phán xét. Và mỗi lần như vậy quy định kéo dài 7 ngày, tổng cộng hết 49 ngày. Theo kinh Địa Tạng và quan điểm Phật giáo, người chết sau khoảng thời gian như trên.

Họ sẽ được thọ sanh vào một cảnh giới tương ứng với những “nghiệp” xấu đã gây tạo hoặc được siêu thoát khi làm tốt. Giữ cho tâm hồn được thanh thản và không vướng điều gì ở trần đời là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn.

Việc cúng 49 ngày cũng thể hiện tấm lòng thành kính, thương xót và tưởng nhớ của những người còn sống. Đặc biệt là gia quyến đến người đã khuất như một lễ tri ấn cuối cùng.

Sắm lễ cúng Chung Thất ngoài mộ

Đối với lễ cúng 49 ngày ngoài mộ người đã khuất, mọi người cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những món lễ vật dưới đây:

- Tiền vàng mã 15 xấp hoặc nhiều hơn và quần áo giấy từ 2-3 bộ.

- Các loại vàng mã tượng trưng cho đồ vật cần thiết cho người ở dương thế, chẳng hạn: Quần áo, giày dép, điện thoại…

- Mâm cơm tươm tất phải có các loại quen thuộc trong các dịp cúng như: Chè, cháo, xôi, thịt cá hoặc đặc biệt heo quay…

- Trái cây, hoa tươi, rượu, nước, trà, nhang đèn phải đầy đủ các loại.

*Lưu ý:

Khi cúng không dùng các loại thịt như bò, chó, mèo hoặc thịt lạ.

Hạn chế việc khóc quá nhiều, điều này làm cho vong linh vướng bận và không thể nào siêu thoát.

Sắm lễ Chung Thất ở nhà

Cũng giống như mâm cúng ở mộ, khi cúng ở nhà cũng cần đầy đủ những lễ vật như trên. Nhưng không cần thiết một số vật như quần áo giấy hoặc tiền vàng, vì chúng đã được cúng ở mộ. Ngoài ra trên mâm cúng ở nhà, các đồ ăn có thể tương tất hơn, có thể có thịt, cá, rau… Khi cúng xong có thể đãi mọi người trong nhà cùng ăn và tâm sự với nhau.

Tham khảo thêm: Có nên ra thăm mộ trong 49 ngày đầu hay không?

Cúng 100 Ngày (Tốt Khốc)

Cúng 100 Ngày (Tốt Khốc)

Lễ cúng 100 ngày còn được gọi là lễ tốt khốc hay là thôi khóc. Theo quan niệm xưa thì trong khoảng thời gian này âm hồn người mới chết vẫn chưa tan còn phảng phất và luẩn quẩn ở trong nhà. Để vong linh an tâm về nơi an nghỉ thì gia đình cần phải cúng 100 ngày cho người mất.

Người Việt Nam đặc biệt coi trọng bữa cơm gia đình dù có bận rộn đến mấy thì đến bữa cơm mọi người đều phải gác lại công việc và quây quần bên nhau chung vui, san sẻ món ngon. Lễ cúng 100 ngày cũng xuất phát từ quan niệm này. Cúng 100 ngày thực chất là mời người đã mất về dùng bữa cơm cuối cùng với con cháu trước khi vong linh ra đi mãi mãi.

Trong quan niệm của Phật giáo, người chết sau 100 ngày linh hồn sẽ trải qua nhiều cửa ngục. Tại mỗi cửa ngục vong linh sẽ được phán quan luận tội, xem xét có được siêu thoát hay bị đày xuống âm ty địa ngục. Nếu khi sống làm nhiều việc thiện đến lúc mất đi vong linh sẽ được thọ sanh về miền cực lạc.

Lễ cúng 100 ngày cho người chết ngoài việc dâng cơm cho người mất, gia đình còn mong muốn nhờ vào sức chú nguyện của Tăng Ni tích góp thêm phần phước để người mất được siêu thoát.

Sau khi lễ cúng 100 ngày cho người chết kết thúc cũng là lúc vong linh mãi mãi ra đi, không còn vấn vương trần gian nữa. Vì thế cúng cơm 100 ngày được xem là bữa cơm cuối cùng để các thành viên trong gia đình cũng ăn với người đã khuất trước khi chia tay mãi mãi. Đây cũng là một cách giúp người còn sống vơi bớt niềm thương nhớ đối với người đã chết.

Sắm mâm cúng 100 ngày

Theo Đạo Phật, sát sinh là tội nặng. Do đó các ngày cúng tốt nhất nên cúng đồ chay để giảm nghiệp cho linh hồn. Giúp họ sớm về cõi lành và đầu thai vào kiếp sống mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên việc này còn tùy thuộc vào nghiệp khi người đó còn sống gây ra. Đồ chay cũng có nhiều cách chế biến đa dạng, rất ngon và dễ ăn với mọi người. Vì vậy cúng 100 ngày có thể cúng đồ chay. 

Bên cạnh đó, thông thường mọi người vẫn hay sử dụng cỗ mặn để đãi thực khách. Nên từ giờ có thể thay bằng cỗ chay để tạo phước lành cho mọi người.

Ngày giỗ là lúc thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ của con cháu với người thân đã mất. Đồng thời cũng là lúc cầu mong cho linh hồn người mất ra đi thanh thản. Do vậy, việc chuẩn bị sắm lễ cúng cũng cần lưu ý một số điều để tránh phạm phải điều cấm kỵ. Các lễ vật trên mâm cúng không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần có sự có mặt của tất cả thành viên trong gia đình. Gia đình cần chuẩn bị mâm lễ với những món như sau để dâng lên bàn thờ:

- 1 bát cơm úp.

- 1 quả trứng luộc cắt làm đôi đặt cùng với đĩa muối trắng.

- Các món ăn đơn giản hằng ngày (Canh, rau, thịt…)

- Rượu; Trà; Nước.

- Hương trầm, hoa, trái cây tươi.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, cũng như lòng thành. Từ đó có sự chuẩn bị nhiều hoặc ít khác nhau. Nhà không có thì bát cơm, đĩa muối cũng đủ thể hiện tấm lòng. Tuy nhiên, trong lễ cúng cần bắt buộc có vàng mã.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, gia đình tiến hành thực hiện nghi thức khấn vái và thắp hương. Tiếp đến đặt đũa giữa bát cơm, rót rượu ra chén, rót nước và đốt vàng mã đã đặt trên bàn thờ.

Cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường)

Cúng Giỗ Đầu (Tiểu Tường)

Ngày giỗ đầu tức là ngày giỗ đầu tiên đúng một năm người chết qua đời, hay còn gọi là ngày tiểu tường. Trong thời gian này con cháu vẫn còn mang tang, sự đau đớn buồn rầu như còn lắng đọng trong tâm can của người đang sống, con cháu vẫn còn thương cha nhớ mẹ, hay vợ đang thương chồng, cha mẹ đang nhớ tiếc khôn nguôi đứa con xấu số đã qua đời.

Một năm, thời gian tuy có dài, nhưng nỗi đau mất người thân vẫn chưa đủ để hàn gắn vết thương lòng, chưa đủ thời gian xóa đi những kỷ niệm buồn, vui gắn bó giữa người sống và người chết, chưa đủ thời gian làm khuây khoả được nỗi đau mất người thân của người sống.

Trong ngày cúng giỗ đầu, khi cúng tế người chết, người sống mặc bộ tang phục như ngày đưa ma, nhất là con cháu, để tỏ lòng nổi nhớ thương vô hạn chưa nguôi với vong hồn người khuất. Con cháu khi tế lễ cũng khóc như khi đưa đám ma.

Sắm lễ cúng giỗ đầu

- Mâm lễ mặn ở miền Bắc, mâm giỗ thường có những món quen thuộc đó là xôi, giò, gà luộc, canh, cơm, nem rán…

- Mâm lễ mặn ở  miền Trung thì thường cầu kỳ hơn, trên mâm cúng giỗ gồm có: Thịt gà, thịt vịt, các món cá hoặc tôm nem chả, canh bún.

- Mâm lễ mặn ở miền Nam thường các gia đình sẽ lên thực đơn đầy đủ bốn món: Hầm, Thịt luộc, Xào, Kho (món kho thịt heo, thịt ba chỉ, xào với rau cải đồ lòng….)  

Mỗi vùng miền đều có những phong tục riêng, nhưng điều cần lưu ý đó là những món cúng phải là những món ăn quen thuộc, dễ ăn, phù hợp với văn hóa vùng miền, bày trí sạch sẽ, gọn gàng để bảo đảm sự tôn nghiêm trong tâm linh.

- Hoa, quả, hương, phẩm oản

- Đồ hàng mã tiền, vàng, mã làm bằng giấy

- Vật dụng hàng mã như quần, áo, nhà cửa, xe cộ và một hình nhân. 

Hình nhân ở đây không có nghĩa là thế mạng cho người thật (người còn sống) mà là do nhân dân tin rằng, với phép thuật của thầy phù thủy thì hình nhân này sẽ hóa thành một người thật, xuống dưới Âm giới để hầu hạ vong linh người mất. Gia chủ sẽ đem những đồ lễ này lên bàn thờ để cúng.

Cúng xong thì đem ra ngoài mộ để đốt. Những đồ vàng mã trong ngày Tiểu Tường được gọi là mã biếu, vì khi những đồ lễ này được gửi từ cõi Dương gian xuống dưới cõi Âm ty thì người quá cố và Gia tiên không được dùng, mà phải đem những đồ lễ này đi biếu các Ác thần để tránh sự quấy nhiễu.

Sau khi lễ Tạ và hóa vàng xong, gia chủ bầy cỗ bàn mời họ hàng, khách khứa ăn giỗ. Khách đến ăn giỗ ăn mặc trang nghiêm, vẫn còn một sự bi ai, sầu thảm như ngày để tang năm trước. Sau lễ này, người ta sẽ sửa sang lại mộ cho người quá cố, thi hài vẫn nằm dưới huyệt hung táng.

Xem thêm: Chiêu hồn nhập mộ là gì?

Cúng Giỗ 2 Năm - cúng giỗ hết (Đại Tường)

Cúng Giỗ 2 Năm - Cúng giỗ hết (Đại Tường)

Ngày giỗ hết, tức là ngày giỗ năm thứ hai ngày người chết về cõi vĩnh hằng, hay còn gọi là giỗ đại tường.

Trong ngày giỗ đại tường con cháu vẫn còn ăn mặc tang phục xô gai, mũ rơm, chống gậy để cúng giỗ và để đáp lễ khách tới lễ giỗ cha mẹ của mình lần cuối cùng. Lễ đại tường được cử hành long trọng, trong các gia đình giàu có thường diễn ra cuộc tế vong.

Lúc tế lễ con cháu vẫn khóc, tuy nỗi đau theo thời gian (2 năm) đã có phần dịu bớt nhiều. Ngày giỗ đại tường làm cho con cháu nhớ lại lúc lâm chung của người đã khuất và nhắc lại những kỷ niệm sâu xa giữa người chết và người sống. Người chết đã đi xa mãi mãi không bao giò trở lại, nhưng những kỷ niệm kia vẫn sống mãi với thời gian, chẳng thể phai mờ. Vì vậy, người xưa có câu giỗ là: “chung thân chi tang” chính là vì vậy

Ngày đại tường hết, ngày giỗ năm sau, năm thứ ba người khuất đi xa là những ngày giỗ thường hay được gọi là ngày kỵ nhật. Việc cúng lễ sẽ cử hành như những người qua đời trước. Bởi thế ngày giỗ hết là ngày giỗ trọng đại nhất trong tất cả những ngày giỗ.

Tham khảo thêm: Văn khấn ngày giỗ

Bài viết liên quan
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Cách Xếp Chén Dĩa Cúng Phật
Việc bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật, Thần Linh, Gia Tiên là nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt. Trong đó, việc sắp xếp chén dĩa cúng Phật đúng cách không chỉ thể hiện sự tôn kính, trang nghiêm mà còn mang ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình.
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Những lưu ý khi trưng bày tượng Phật trong nhà
Phật pháp là tín ngưỡng thờ phụng phổ biến tại Việt Nam. Nhiều gia đình đã quyết định trưng bày tượng Phật trong nhà như một phương thức tìm kiếm sự yên bình, hài hòa và cân bằng cho không gian sống.
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Lập bàn thờ vong cho người mới mất như thế nào đúng nhất?
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc an táng, gia chủ cũng cần chuẩn bị tươm tất cho quá trình chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Bởi lẽ, người xưa tin rằng, thờ cúng thật chu đáo sẽ giúp vong linh siêu thoát, đủ Phúc để có thể đầu thai sang kiếp khác.

Xem thêm: , cúng giỗ, Những lễ cúng trong đám tang, Những lễ cúng sau đám tang,

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ bệnh viện Thống Nhất
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Dịch vụ
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Xem chi tiết
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị có thể tham khảo và tìm kiếm được đơn vị tổ chức tang lễ trang trọng và chu toàn nhất.
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Xem chi tiết
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối không được chểnh mảng việc xem ngày giờ.
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài Xem chi tiết
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài của Tâm An Lạc luôn được đánh giá cao, chúng tôi đã giúp đỡ và phục vụ rất nhiều gia đình kiều bào tại hải ngoại nhận được hủ tro cốt của thân nhân mình tại sân bay gần nhất.
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
Trại Hòm Martino
Tel: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 
Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved