Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Hắc Vô Thường được liệt vào hàng Thập Đại Âm Soái. Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Bạch Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”
Hắc Bạch Vô Thường (tiếng Trung: 黑白無常) hay Vô Thường Quỷ (tiếng Trung: 無常鬼) là một loại quỷ trong thần thoại Trung Quốc, phụ trách đưa vong hồn người chết về âm phủ. Họ thường đi theo cặp một đen một trắng, tượng trưng cho một đêm một ngày, cũng tượng trưng cho âm một dương.
Hình tượng của Hắc Bạch Vô Thường cũng khác nhau tùy theo vùng miền tại Trung Quốc và nhiều nơi. Ví dụ như tại Tứ Xuyên là Ngô Nhị gia; tại Đài Loan, Phúc Kiến là tướng quân Tạ Phạm, tướng quân Hàn Lư; tại Việt Nam là Hắc Bạch Vô Thường
Hắc Bạch có phải là Hắc Bạch Vô Thường không?
Hắc Bạch hay còn gọi là Hắc Bạch Vô Thường hay còn có tên gọi khác là Vô Thường Quỷ. Đây là một loại quỷ trong thần thoại Trung Quốc, phụ trách đưa linh hồn của người chết về âm phủ. Họ thường đi theo cặp một trắng một đen, tượng trưng cho âm một dương. Hình tượng của Hắc Bạch Vô Thường cũng khác nhau tùy theo vùng miền tại Trung Quốc và nhiều nơi.
Trong những giai thoại nổi tiếng khi nói đến chốn âm tào địa phủ, ta thường nghe đến “Hắc Bạch Vô Thường”. Và phần lớn mọi người vẫn chưa hiểu rõ về danh xưng đó là gì, có thật hay chỉ là truyền thuyết.
Hắc Bạch Vô Thường làm việc công chính, liêm minh, lạnh lùng, đúng người đúng tội nên còn là biểu tượng của công lý, lẽ phải. Đương nhiên, kẻ xấu sẽ rất sợ Hắc Bạch Vô Thường bởi khi bị câu hồn về dưới địa ngục, kẻ xấu sẽ phải gánh chịu tất cả tội nghiệp mà mình đã gây ra lúc còn sống ở dương gian.
Còn đối với người lương thiện, hai ông Hắc Bạch lại vô cùng dễ mến bởi người tốt thì không sợ ma quỷ, địa ngục. Nếu lúc sống có thể tích đức, làm việc thiện, dùng ân nghĩa mà đối đãi với mọi người thì khi chết đi có thể được đầu thai lên trời làm tiên hoặc xuống trần tiếp tục làm con người.
=> Xem thêm: Bảng giá dịch vụ tang lễ
Vậy Hắc Bạch Vô Thường là ai?
Là hai nhân vật xuất phát ở Trung Quốc, người Trung Quốc xưa nay vốn nổi tiếng với niềm tin mạnh mẽ về thế giới bên kia. Theo quan niệm Phật giáo: những người mất đi sẽ được quỷ thần dẫn dắt linh hồn đến địa phủ - nơi đây sẽ có Diêm Vương để phân định tội danh và phước đức của vong hồn đó.
Và hai vị quỷ thần hộ tống các linh hồn sau khi chết đi chính là Hắc Bạch Vô Thường. Xét trong giới âm ti, cả hai Hắc Bạch Vô Thường chỉ là một chức quan thấp bé nhưng họ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là người dẫn các vong hồn về đúng nơi và họ được nhân dân quan niệm rằng họ luôn làm việc liêm chính, công minh, đúng người, đúng tội nên được xem là biểu tượng công lý ở thế giới bên kia.
Trong các điện thờ Địa Tạng Bồ Tát hoặc Thập Điện Diêm Vương, người ta vẫn thường thấy tượng thờ hai vị tiểu thần, một trắng một đen, ấy chính là Hắc Bạch Vô Thường, tục xưng là Vô Thường Nhị Gia, chuyên tróc nã ác quỷ. Trong đó, Hắc Vô Thường được liệt vào hàng Thập Đại Âm Soái.
Bạch Vô Thường luôn nở nụ cười trên mặt, đầu đội một cái mũ cao có đề bốn chữ “Ngươi cũng đến rồi”, Hắc Bạch Vô Thường thì gương mặt đen đúa xú ác, trên mũ dài cũng có bốn chữ “Đang đến bắt ngươi”. Hắc Bạch Vô Thường luôn được thờ chung với nhau, nhưng ở mỗi nơi lại mỗi khác.
Hình ảnh Hắc Bạch Vô Thường hay thấy xuất hiện trong các ngôi chùa. Bạch Vô Thường mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ cao, tay cầm xiềng xích. Hắc Vô Thường mặc áo màu đen, đầu đội mũ tròn, tay cầm thẻ bài hình vuông, trên đó viết “Thiện ác phân minh”.
Bạch Vô Thường mặc áo bào trắng, đầu đội mũ cao, trên mặt vẽ hình con dơi đen trắng, tay cầm cái cùm hình con cá. Hắc Vô Thường thì mặc đồ đen, đầu đội mũ tròn, mặt vẽ hình mắt đen trắng, tay cầm thẻ bài hình vuông, phía trên ghi “Thiện ác phân minh”. Bạch Vô Thường thì trầm lặng còn Hắc Vô Thường lại hoạt bát. Cả hai ông đều khiến mọi người ấn tượng sâu sắc.
=> Có thể bạn quan tâm: Quỷ nhập tràng là gì?
Tại sao lại có tên là Hắc Bạch Vô Thường?
Tương truyền, Bạch Vô Thường còn có tên khác là Tạ Tất An, Hắc Vô Thường tên là Phạm Vô Cứu. Hai ông là đôi bạn thân, họ cùng làm sai nha ở nha môn.
Một hôm, hai ông đang đi trên đường đi công cán cho huyện lệnh thì đột nhiên trời đổ mưa rào. Tạ Tất An định vào nhà dân gần đó mượn lấy một chiếc ô. Ông bèn bảo Phạm Vô Cứu đợi dưới chân cầu. Nào ai biết Tạ Tất An vừa đi khỏi thì nước sông đột nhiên dân cao.
Phạm Vô Cứu vì sợ Tạ Tất An tìm không thấy mình, nên giữ đúng lời hẹn nhất quyết không chịu rời đi và bị nước lũ cuốn trôi. Sau khi Tạ Tất An cầm ô tất tả chạy tới, phát hiện người bạn thân đã bị nước nhấn chìm thì vô cùng thương tâm, bèn leo lên gầm cầu treo cổ tự tử, khi chết lưỡi ông vẫn thè dài ra ngoài miệng.
Ngọc Hoàng thương cảm cho tình bạn của hai người, bèn sắc phong cho họ là Thần tướng, hầu hạ bên cạnh Thần Thành Hoàng, chuyên bắt kẻ xấu.
Có người nói rằng, tên Tạ Tất An (Bạch Vô Thường) là cảm tạ thần linh ắt sẽ được bình an, còn Phạm Vô Cứu (Hắc Vô Thường) nghĩa là những người phạm pháp thì không thể cứu được.
Trong đám rước của Đài Loan thường bắt gặp một cặp tượng Thần kẻ thấp, người cao, bước đi một cách kỳ quái, người cứ lắc la lắc lư. Người thấp chính là Hắc Vô Thường, bởi vì mặt ông đen đúa xám xịt, toàn thân mặc áo bào và đội mũ màu đen, trên tay lại cầm xích sắt, chính là làm nhiệm vụ tróc nã ác quỷ, trừ hại chốn dân gian, nên gọi là “Ông Xích”.
Còn người cao hơn gọi là Bạch Vô Thường vì sắc mặt của ông trắng bệch, lưỡi lại dài thè lè, trên tay phe phảy cái quạt lông vũ, sau lưng lại cõng thêm cái ô, nên gọi là ông Bạch, nhiệm vụ của ông là bắt giữ linh hồn lũ tham quan, ác bá, chống lại những bất công trong xã hội. Từ đó cái tên “Hắc Bạch Vô Thường” ra đời.
Cũng có người cho rằng, hình tượng Tạ Tất An (Bạch Vô Thường) chính là có hàm ý ‘tôn kính Thần linh thì tất sẽ được bình an’. Còn hình tượng Phạm Vô Cứu (Hắc Vô Thường) chính là chỉ người phạm pháp thì vô phương cứu giúp.
=> Xem thêm: Nằm mơ thấy tiểu quách đánh con gì?
Hắc Bạch Vô Thường tốt hay xấu?
Trong giáo lý của Phật giáo, “vô thường” có ý nghĩa chỉ những điều biến hoá không thể lường trước được. Vậy nên việc xem Hắc Bạch Vô Thường là tốt hay xấu phải tuỳ thuộc vào từng loại người họ gặp. Chúng ta phải xét đến tâm thiện hay tâm ác của mỗi người.
Hãy cứ nghĩ đơn giản rằng, tâm trong sạch, lúc còn sống tu tâm tích đức làm nhiều việc thiện, biết đối xử yêu thương với mọi người thì hiển nhiên sau khi mất đi sẽ không sợ bị quỷ thân trách phạt, Diêm Vương phán tội. Ngược lại những kẻ xấu xa, làm việc gì cũng tạo nghiệp ác, không chịu hối cải thì lúc chết đi chắc chắn sẽ bị Hắc Bạch Vô Thường trừng trị tàn khốc.
Nhân vật Hắc Bạch Vô Thường nảy sinh trong tâm linh chúng ta để nhắc nhở chúng ta luôn sống thiện lành, không toan tính thiệt hơn, biết giúp đỡ người khác. Chúng ta hãy nghĩ rằng, bất kỳ sự tồn tại của tôn giáo nào, vị thần linh nào, kể cả ma quỷ cũng đều có chung một mục đích là hướng con người đến cái tốt, cái thiện, tránh xa những điều xấu, cái ác. Trong kinh Phật có dạy rằng:
“Muốn biết nhân đời trước
Theo sự hưởng đời này
Muốn biết qua đời sau
Xem việc làm kiếp này”.
Nhiệm vụ của Hắc Bạch Vô Thường là gì?
Tương truyền rằng, hai người này là thuộc hạ của Thần Thành Hoàng; vào lúc đêm khuya vắng người chuyên phụ trách tuần tra đường phố, bắt những linh hồn xấu xa hoặc là những linh hồn tới số mang xuống âm tào địa phủ. Vì vậy mọi người đa phần đều rất sợ họ.
"Vô thường" là một từ xuất phát từ Phật giáo, mang hàm ý biến hóa không lường trước được. Trong "Địa Tạng kinh" hình tượng hóa thành "Vô thường đại quỷ, bất kỳ nhi chí", nói cho mọi người biết rằng, cuộc sống vẫn luôn biến đổi, không thể vĩnh hằng bất biến.
Tín ngưỡng dân gian chuyển hóa "Vô Thường đại quỷ" thành sứ giả câu hồn, phụ trách việc tiếp dẫn linh hồn người chết tới địa phủ.
Nhiều người trong lúc vô tình mà nhìn thấy Hắc Bạch Vô Thường, mới hay những chuyện tâm linh lưu truyền trong dân gian đa phần đều là có thật
Hắc Bạch Vô Thường làm việc cho ai?
Hắc Bạch Vô Thường, một đen một trắng, là nỗi khiếp sợ của những kẻ ác. Hắc Vô Thường, đúng như tên gọi, khuôn mặt đen đúa xám xịt, toàn thân mặc áo bào và đội mũ màu đen, trên tay cầm thẻ bài "Thiện ác phân minh", mũ đội đầu có viết dòng chữ "Đang đến bắt ngươi", trên tay lại cầm theo sợi xích sắt, chính là làm nhiệm vụ tróc nã ác quỷ, trừ hại chốn nhân gian.
Ngược lại là Bạch Vô Thường, toàn thân "diện" cây trắng, người cao gầy lêu đêu, lưỡi thè dài, trên mũ ghi dòng chữ "Ngươi cũng đến rồi". Bạch Vô Thường cầm theo một chiếc ô và một chiếc quạt lông, ngoài cái lưỡi thè lè trông rất mất cảm tình, thì nhìn chung trông dáng vẻ có phần thanh nhã hơn ông đồng nghiệp.
Nhiệm vụ của Bạch Vô Thường là bắt giữ linh hồn lũ tham quan, ác bá, chống lại những bất công trong xã hội.
Vô Thường câu hồn
Sau khi con người chết đi, linh hồn của người đó sẽ tách rời khỏi thân xác. Tại sao linh hồn phải tách khỏi thân xác? Tương truyền, khi đó, linh hồn sẽ được quỷ Vô Thường từ địa ngục đến và câu đi.
Vô Thường là một quân quỷ nhỏ dưới địa ngục, có nhiệm vụ vâng lệnh Diêm Vương, dựa theo những ghi chép trong cuốn Sổ sinh tử ở địa ngục để đến nhân gian câu lấy hồn phách của những người đã hết thọ.
Khi hồn phách được quỷ Vô Thường câu đến địa ngục thì người đó sẽ chết. Vì Vậy, đối với con người, quỷ Vô Thường chính là loài quỷ đáng sợ nhất. Tuy nhiên,dù sợ hãi thì cũng không có tác dụng gì bởi quỷ Vô Thường sẽ đến đúng vào thời khắc được ghi chép trong sổ sinh tử để câu hồn, không một người nào có thể chạy thoát được.
Ý nghĩa của từ Vô Thường
Tại sao quỷ Vô Thường lại được cử đến câu hồn người chết? "Vô thường" ở đây mang ý nghĩa gì? Nghĩa gốc của từ "vô thường" là để chỉ sự biến hóa khôn lường, bất trong cảm xúc của con người cũng như của giới tự nhiên.
Trong Nho giáo, Phật giáo và địa ngục cũng đều có từ "vô thường". Trong "Kinh Dịch" có câu "Thượng hạ vô thường, phi vi tà dã". Đạo giáo cũng cho rằng sự sinh diệt của vạn vật trên thế gian đều là vô thường. Tuổi thọ của con người cũng vậy, sau khi sự sống kết thúc, con người sẽ trở thành linh hồn.
"Vô thường" là một trong những giáo lý cơ bản nhất của nhà Phật. Vô thường, nghĩa là tất cả sự vật trên thế gian đều đang trong quá trình sinh ra, biến dị, hoại diệt, mãi mãi không ngừng nghỉ. Đó cũng chính là tính chất cơ bản nhất của vô thường.
Có lẽ vì ảnh hưởng của tư tưởng coi cuộc sống con người là vô thường, sống chết có số nên mọi người đã sáng tạo ra quỷ Vô Thường Làm nhiệm vụ câu hồn con người và địa ngục.
Ý nghĩa của từ vô thường
Nhận biết quỷ Vô Thường
Trong khái niệm địa ngục đầu tiên, không có nhắc đến quỷ Vô Thường mà chỉ có quỷ câu hồn. Trong rất nhiều sách tạp lục, dã sử, truyền kỳ, chí quái thời xưa đểu có chép về quỷ câu hồn.
Trong cuốn "Sưu thần ký" của Thiên Bảo đời Tấn có thuật lại câu chuyện về Quỷ câu hồn và một người sống vào đời Hán là Chủ Thức.
Chuyện kể rằng: Chủ Thức đi ra biển Đông, trên đường đi gặp một viên quan nhỏ, trên tay cẩm ống quyển năn nỉ xin đi nhờ thuyền. Đến giữa đường, viên quan nhố kia nói rằng mình phải đi chào hỏi một người khác và đế ống quyển lại trên thuyền, dặn Chủ Thức nhất thiết không được mở ra xem. Tuy nhiên, vì hiếu kỳ, Chủ Thức Đã mở ống quyển ra xem thử.
Thì ra, trong ống quyển đó chính là cuốn sổ sinh tử cửa địa ngục. Sau khi trở lại thuyển, biết Chu Thức không nghe lời mình mà mở quyển ra xem, viên quan đã vô cùng tức giận, dặn Chu Thức sau khi ra về không được ra khỏi nhà trong vòng ba năm, nếu không thì người này sẽ dẫn anh đến gặp Diêm Vương.
Tuy nhiên, sau khi trở về nhà được hơn hai năm, một hôm, vì có việc cần nên Trữ Thức đã đánh liều đi ra khỏi cửa. Trên đường đi, Chư Thức gặp lại viên quan nọ. Viên quan nói rằng vì việc làm của Chu Thức dạo nọ mà hắn đã phải chịu phạt, giờ Chủ Thức lại đi ra khỏi nhà khi thời hạn ba năm còn chưa hết nên chắc chắn Chứ Thức sẽ phải chết.
Ba ngày sau, viên quan nọ lại đến đòi mạng và Chu Chức chết thật. Quỷ câu hồn trong câu chuyện trên chính là nguyên mẫu của Quỷ Vô Thường. Những câu chuyện của đời sau phần lớn đều được phát triển từ đây.
Quỷ Hắc Bạch Vô Thường
Hắc Bạch Vô Thường có đáng sợ không?
Căn cứ vào quan niệm của dân gian, quỷ Vô Thường gồm có hai loại là Hắc Vô Thường và Bạch Vô Thường.
Hình tượng điển hình của quỷ Vô Thường là mặc áo rộng, đội mũ cao, tóc dài buông xõa, lưỡi thè thõng xuống. Điểm khác biệt giữa Hắc - Bạch Vô Thường chính mà màu sắc trang phục: một người mặc áo đen một người mặc áo trắng.
Trên chiếc mũ dài màu trắng của Bạch Vô Thường có viết mấy chữ "Nhất kiến sinh tài", trên chiếc mũ dài màu đen của Hắc Vô Thường lại viết mấy chữ "Thiên hạ thái bình". Bạch Vô Thường rất thích trêu chọc người sống, khinh thường những kẻ nhút nhát, người nào nhìn thấy Bạch Vô Thường mà bỏ chạy,hắn sẽ đuổi theo sát nút, hú hét dọa dẫm, khiến người bỏ chạy sợ hãi đến vỡ mật mà chết.
Tuy nhiên, nếu là người gan dạ, dũng cảm, khi nhìn thấy Bạch Vô Thường Không tháo chạy, vòng tay chào, làm mặt xấu dọa nạt thì hắn cũng sẽ vòng tay chào lại và làm mặt xấu giống như vậy. Khi đó, nếu lấy gạch đá, bùn đất ném về phía hắn, hắn cũng sẽ lấy những đĩnh vàng, đĩnh bạc đang đeo trên cổ ném lại. Khi đó, không nên dùng lại mà hãy tiếp tục ném gạch đá, bùn đất cho đến khi Bạch Vô Thường đã ném trả lại hết số đĩnh vàng và đĩnh bạc đeo trên cổ.
Khi đó, vì thấy mình đã bị thua hết sạch, Bạch Vô Thường sẽ tháo chạy, vừa chạy vừa cất tiếng kêu than, còn bạn thì lại trở nên giàu to với số vàng bạc thu được. Hắc Vô Thường thì hoàn toàn ngược lại, hắn không nhận người thân, lấy việc cầu hồn làm lâm nghiệp chính.
Ngoài Hắc Bạch Vô Thường, vợ của Bạch Vô Thường là Vô Thường bà cũng chuyên đi câu hồn người. Tương truyền, Vô Thường bà chỉ cầu hồn của nữ giới. Những phong tục có liên quan đến quỷ Vô Thường Quỷ Vô Thường có mối quan hệ rất mật thiết với sự sống chết của con người nên con người đã nghĩ ra đủ mọi biện pháp để đối xử tốt với hắn.
Vì vậy, một số phong tục có liên quan đến quỷ Vô Thường đã ra đời. Ví dụ: Trong lễ hội rước thần của các dân tộc ở vùng Giang Nam, quỷ Vô Thường sẽ xuất hiện trong một vai thể nhằm gây cười cho mọi người, được gọi là "Điệu Vô Thường". Bạch Vô Thường cầm trong tay một cây quạt ba tiêu lớn phe phẩy; Hắc Vô Thường lại cẩm trong tay một sợi xích lớn bằng sắt, hành vi lén lút, vụng trộm.
Lại có một nam thanh niên hóa trang thành chị dâu của Bạch Vô Thường, khi thì bày trò cười nói với Bạch Thường, khi lại chạy qua diễn trò với Hắc Vô Thường. Bên cạnh đó còn có cá con trai của Bạch Vô Thường là Tiểu Vô Thường chạy qua chạy lại quấy phá, khiến tất cả người xem đều ôm bụng cười bò.
=> Xem thêm: Nằm mơ thấy rắn là điềm gì?
Ý nghĩa của hình xăm Hắc Bạch Vô thường
Mặc dù hình xăm hắc bạch vô thường không phổ biến như hình xăm phượng hoàng, hình xăm hoa hồng,.. thế nhưng nó vẫn thu hút một lượng lớn khách hàng. Bởi bên cạnh tính thẩm mỹ thì hình xăm này còn mang ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Giải thoát hồng trần.
Trong cõi âm, vô thường quỷ có nhiệm vụ dẫn dắt linh hồn người chết đến với âm phủ. Khi bạn gặp hắc bạch vô thường đồng nghĩa bạn đã kết thúc một kiếp người.
Chuyển giao và tiếp nối.
Vào những giấy phút sắp rồi khỏi trần gian, người sắp lâm chung sẽ nhìn thấy vô thường quỷ này. Và họ sẽ chứng kiến sự chuyển giao, luân hồi chuyển thế đầu thai.
Ý nghĩa công chính liêm minh.
Vốn là quan sai của Minh Phủ, vô thường quỷ có tính tình rất ngay thẳng. Họ đến rất đúng giờ và bắt đúng người. Đặc biệt rất nghiêm trị với kẻ ác, đôn hậu với người hiên.
Mang ý nghĩa siêu sinh.
Trên đường về Minh Phủ, hắc bạch vô thường không ngừng niệm chú phù hộ linh hồn người mất bớt ác nghiệp và sớm đầu thai làm người.
Có nên xăm hình Hắc Bạch Vô Thường không?
Theo tâm linh
Theo tâm linh phong thủy thì cả Nam và Nữ không nên xăm hình Hắc Bạch, nhất là Nam giới. Hắc Bạch Vô Thường là hình tượng của cõi âm nên khiến người xăm hình nay suy kiệt dương khí, tổn hao thần trí dẫn đến tuổi thọ không dài.
Ngoài ra, Quỷ Vô Thường còn là điềm báo của cái chết, sự kết thúc và suy vong nên rất kiêng kỵ với người làm nghề kinh doanh buôn bán.
Phụ nữ không nên xăm hình này vì quá nặng âm, dẫn đến yếu bóng vía và nhìn thấy những thứ không sạch sẽ...
.....
Việc có nên xăm hình bắc bạch vô thường hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào quan điểm, cách suy nghĩ của mỗi người. Tuy nhiên, trên thực tế thì hình xăm này rất kén người lựa chọn bởi họ cho rằng mẫu hình xăm này mang âm khí nặng, đại diện cho sự xui xẻo hay cái chết.
Có người cho rằng xăm hắc bạch vô thường là xăm quỷ vào người nên luôn kiêng dè. Tuy nhiên, có một số người lại cho rằng hắc bạch vô thường là quỷ sai tốt nên hình xăm sẽ đem lại nhiều điều may mắn, tượng trưng cho sự luân hồi và siêu sinh.
Thật ra, vì là hình xăm gắn liền với câu chuyện tâm linh nên khi xăm hình, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ, xem xét nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố phong thủy. Từ đó đưa ra quyết định xăm hình phù hợp. Đồng thời, bạn cũng cần tuân thủ các quy tắc kiêng kỵ khi xăm mẫu hình xăm này để đảm bảo an toàn, tránh rước họa vào thân.
Một số hình xăm hắc bạch vô thường
Hình xăm Hắc Bạch Vô Thường kín lưng đẹp nhất
=> Có thể bạn quan tâm: Trùng Tang là gì?