Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Mỗi vùng miền, tôn giáo đều có những nghi thức cúng vong cho người mất khác nhau và mang một ý nghĩa riêng biệt. Bài viết sau đây giúp các gia đình tìm hiểu nghi thức cúng vong miền Nam chính xác nhất. Cùng theo dõi nhé.
Nghi thức cúng vong là gì?
“Nghi thức cúng vong” là một tập tục tín ngưỡng trong văn hóa dân gian Việt Nam, được thực hiện nhằm tưởng nhớ và bảo vệ các linh hồn của người đã qua đời. Các nghi lễ cúng vong linh thường bao gồm đặt bàn thờ, dâng hoa, dâng trầu, đốt nhang, đốt hương, cầu nguyện và cúng lễ để tôn vinh và cầu nguyện cho các vị vong linh.
Theo quan niệm dân gian Việt Nam, linh hồn của người qua đời sẽ tiếp tục tồn tại trong thế giới bên kia và có thể góp phần bảo vệ gia đình và thân nhân của mình.Sau khi gia đình có người mất việc làm cần thiết đó chính là lập bàn thờ vong để thuận tiện cho việc cúng vong. Đầu tiên tiến hành mời người đã mất vào nhập vị bằng cách cúng cơm nước, xem như họ vẫn là người bình thường sống trong chính ngôi nhà.
Trước mỗi bữa ăn chính gia đình cần chuẩn bị cơm, đồ ăn giống thường lệ sau đó dùng bữa cùng nhau. Thời gian 49 ngày đầu vong linh của người quá cố đang còn lưu lạc trên trần thế. Họ không xác định được mình đã chết và vẫn thực hiện những hoạt động quen thuộc, gần gũi hàng ngày trong gia đình. Chính vì vậy việc cúng vong giúp người mất có những trải nghiệm cuối cùng nơi trần gian. Đồng thời việc làm còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giúp vong linh sớm siêu thoát cũng như đầu thai sang kiếp khác.
Trong thời gian 49 ngày đầu gia đình phải thực hiện nghi thức cúng vong theo đúng tập tục của người Việt. Mỗi bữa ăn chính trước khi gia đình ăn cơm thì phải chia phần cơm cho người mất. Lưu ý trong suốt thời gian này nhang đèn phải đầy đủ không được để nhang tàn, đèn lạnh. Trong quá trình cung vong tang chủ có thể tụng kinh để mời người quá cố về dùng bữa 1 cách trịnh trọng nhất.
Xem thêm: Lễ chiêu hồn nhập mộ là gì?
Lễ cúng vong miền Nam có ý nghĩa gì?
Từ xa xưa có rất nhiều tập tục truyền thống văn hóa được ông cha truyền lại cho đến ngày nay. Nghi cúng vong miền Nam cũng vậy nó mang những ý nghĩa thiêng liêng, sâu sắc. Sau khi người thân qua đời và được an táng chu đáo gia đình sẽ thực hiện cúng vong hàng ngày cho người mất.
Từng tôn giáo khác nhau gia đình sẽ sử dụng mâm cơm cúng mặn hoặc cúng chay để thực hiện nghi thức. Một mâm cơm dâng lên bàn thờ vong với nhiều màu sắc, hương vị cúng bát cơm úp đầy. Thể hiện sự nhớ nhung, thương tiếc dành cho người đã khuất và những lời chưa nói mong rằng họ sẽ hiểu được thành ý của mình.
Thông thường gia đình theo Phật sẽ đốt vàng cho người đã khuất với đầy đủ áo quan, tiền vàng, ngựa xe, mũ miện,.... Việc làm nhằm mục đích giúp người đã mất khi xuống dưới âm phủ sẽ được sung sướng, đủ đầy. Đồng thời cầu mong người mất phù hộ cho con cháu hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống và thành công hơn trong công việc.
Cúng kiến hay cúng vong giúp gia chủ tránh khỏi ám hồn vong linh quanh nhà hoặc những ngôi nhà mới dọn đến vẫn còn tồn tại vong linh. Nghi thức này giúp vong linh hiểu được nguyện vọng của gia chủ và không làm phiền đến gia đình hay ngôi nhà. Nếu sau khi cúng xong, vẫn có hiện tượng lạ xảy ra, gia chủ nên mời thầy cúng đến để tiếp tục cúng. Trong trường hợp vong linh không chịu đi, gia chủ nên dọn đi nơi khác để tránh tai họa.
Ngoài ra, vong linh còn có thể là những linh hồn lang thang trên đường không có nơi để đến hoặc muốn gây hại cho người khác. Các vía được chia thành vía tốt và vía xấu, trong đó vía tốt mang lại điềm lành và may mắn cho gia chủ, còn vía xấu có thể gây ra bệnh tật, tai ương và khó khăn trong công việc.
Khi người chết, hồn sẽ xuất khỏi cơ thể và đến địa ngục để chịu tội. Để giúp các vong hồn này qua đò âm phủ, nhiều gia đình đốt giấy tiền vàng bạc, đốt quần áo để cung cấp cho linh hồn đủ điều kiện để vượt qua. Nếu có điều kiện, gia đình còn có thể mang đốt nhà, xe hơi và các tài sản khác để tạo ra nhiều phước lành hơn cho linh hồn.
Nếu bị ám hồn, gia đình có thể trở nên nghèo khó và gặp nhiều chuyện không may. Vì thế, cúng kiến cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 hàng tháng là việc cần thiết để tránh khỏi ám hồn và giúp các linh hồn tìm được nơi an nghỉ.
Xem thêm: Tại sao phải xoay quan tài?
Nghi thức cúng vong cho người mới mất
Khi thực hiện nghi thức cúng vong gia đình cần lưu ý một số điều cơ bản sau đây:
-
Mâm cơm cúng phải đặt tại một chiếc bàn nhỏ đặt bên cạnh bàn thờ vong. Không được đặt trực tiếp lên bàn cũng không được đặt trên mặt đất.
-
Mâm cơm cúng vong trong 100 ngày phải đầy đủ cơm, nước, muối và trứng. Sau 49 ngày có thể chuẩn bị thêm các món ăn luộc, xào, rượu, thịt,...
-
Thức ăn khi chuẩn bị không được phép nêm nếm, chỉ bỏ một lượng gia vị vừa đủ. Trong quá trình thắp nhang phải cử người ngồi trông để tránh trường hợp chó mèo làm lộn xộn mâm cơm. Sau khi nhang cháy hết gia đình mới được phép đem mâm cỗ xuống để ăn.
-
Hạn chế các món ăn như xôi đậu đen, ốc, cua,... lên mâm cỗ. Gia đình có thể sử dụng xôi đậu xanh và xôi trắng, bánh chưng để cúng vong.
-
Khi đọc bài khấn vong chủ lễ phải đọc rõ ràng, vừa phải đủ nghe. Điều này có thể hạn chế được những vong lang thang bên ngoài tranh cướp thức ăn của người thân đã mất trong gia đình.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho gia đình nghi cúng vong miền nam như thế nào chính xác nhất. Hãy lưu lại để có thể chuẩn bị cho người thân đã mất mâm cơm cúng phù hợp nhất và đúng theo phong tục truyền thống văn hóa Việt. Từ đó cầu mong vong linh người mất phù hộ cho các thành viên trong gia đình được bình an, hạnh phúc.
Xem thêm: Các lễ cúng trong đám tang