Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
- Nhạc đám ma có ý nghĩa gì?
- Phong tục nhạc đám ma truyền thống ngày xưa
- Ý nghĩa của ban nhạc lễ trong đám tang
- Những thể loại nhạc đám ma phổ biến ngày nay
- Nhạc đám ma theo phong tục của tang lễ miền Bắc
- Nhạc đám ma theo phong tục của tang lễ miền Nam
- Nhạc đám ma remix ( anh da đen khiêng hòm ) đang rất thịnh hành hiện nay
- Múa phá hoàng trong đám ma miền Tây
- Chi phí thuê nhạc đám ma có mắc không?
Ông bà xưa có câu “Sống dầu đèn, chết kèn trống” – không ai có thể dửng dưng khi nghe những giai điệu của tiếng nhạc kèn nổi lên trong phút tiễn biệt người quá cố. Nhạc kèn đã trở thành phong tục truyền thống của người Việt Nam trong các nghi thức tang lễ. Dịch Vụ Tang Lễ Trọn Gói Tâm An Lạc sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nhạc kèn trong đám tang.
Xem ngay: Bảng giá thuê kèn tây phúng điếu đám ma
Nhạc đám ma có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm từ các tôn giáo, nhạc đám ma trong đám tang mang ý nghĩa khác nhau. Và cũng theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tổ chức tang lễ, hầu hết các đám tang đều sẽ có nhạc kèn, tượng trưng cho lời chia biệt của người ở lại đối với người đã khuất.
Phong tục nhạc đám ma truyền thống ngày xưa
Thời xưa, khi trong nhà có tang lễ, thì nhất định phải có kèn trống, bấy giờ gọi là Phường Bát Âm chứ không gọi là Ban nhạc lễ như hiện nay.
Tiếng nhạc đám ma ngoài đàn, kèn, trống còn có vài cây nhị rền rĩ, nỉ non, trống cơm gõ bập bùng và cả đàn bầu thánh thót giọt ngắn giọt dài, đàn bầu khiến dàn nhạc tang lễ càng phong phú âm thanh, gợi nhắc nhớ lại về những chuyện xưa, về tình thân ruột thịt và cũng như là lời khóc ai oán tiếc thương về người quá cố.
Do đó, với ông bà ta ngày xưa, mỗi khi có tang lễ diễn ra thì ban nhạc lễ là điều không thể thiếu với các gia đình. Và truyền thống đó hiện nay vẫn còn được tiếp nối đối với các gia đình theo hủ tục phong kiến. Với các gia đình hiện đại hơn sẽ lựa chọn ban nhạc lễ theo hướng ban kèn phương Tây.
Ý nghĩa của ban nhạc lễ trong đám tang
Ban nhạc lễ từ xa xưa đã là một trong những nghi thức không thể thiếu trong những nghi thức không thể thiếu đối với tang lễ của người Việt.
Nhạc lễ xuất hiện trong một chương trình tang lễ góp phần mang đến một ý nghĩa sâu sắc, như một lời tiễn biệt của người ở lại tiễn đưa người quá cố về cõi vĩnh hằng trong thanh thản và nhẹ nhàng, thể hiện tình cảm yêu thương, sự xót thương vô bờ bến của người ở lại.
Nhạc lễ sẽ mang hơi hướng trầm buồn, êm ả, nhẹ nhàng gợi nhớ những hoài niệm da diết về người quá cố. Nhạc kèn không chỉ đem lại sự an yên, mà còn giúp giảm bớt không khí tang tóc đau thương trong thời gian diễn ra tang lễ.
Những thể loại nhạc đám ma phổ biến ngày nay
Ở nước ta hiện nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của thời kỳ công nghệ số, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng, thể hiện được con người và đặc trưng riêng của vùng đất nơi đó đem lại. Chính vì vậy mà các nghi thức, quá trình tổ chức tang lễ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vùng miền, mỗi khu vực sẽ được định hình và có nét đặc trưng riêng biệt.
Nhạc đám ma theo phong tục của tang lễ miền Bắc
Nhạc đám ma miền Bắc đúng lễ nghi của đám tang truyền thống phải có đầy đủ các loại nhạc cụ như: kèn, sáo, trống, chiêng, đàn nhị, đàn nguyệt,… để thể hiện đủ 8 âm điệu. Về cơ bản ban nhạc lễ sẽ thường gồm có 3 đến 7 người phục vụ xuyên suốt tại tang lễ.
Ban nhạc lễ tại miền Bắc có thời gian phục vụ riêng, từ 7h00 sáng đến 22h00 hàng ngày. Sau đó ban nhạc sẽ về nghỉ ngơi và ngày hôm sau quay lại làm việc.
Xem thêm: Tang phục truyền thống của Việt Nam
Nhạc đám ma theo phong tục của tang lễ miền Nam
Nhạc đám ma tại miền Nam sẽ chủ yếu là các ban nhạc kèn tây phục vụ phúng điếu trong tang lễ. Ban kèn tây sẽ thường chơi nhạc lúc Khâm Liệm Nhập Quan và lúc Di quan – Động quan đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Tuy nhiên với hình thức này thì chỉ phục vụ trong một thời gian ngắn. Một suất nhạc thông thường sẽ có thời gian trong khoảng từ 45 đến 60 phút tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Ban kèn tây thường gồm từ 7 đến 10 người. Nhạc cụ thường bao gồm: trống lớn, trống nhỏ, các loại kèn, kèn saxophone,…
Nhạc đám ma remix ( anh da đen khiêng hòm ) đang rất thịnh hành hiện nay
Múa phá hoàng trong đám ma miền Tây
Ở vùng đất Nam Bộ còn tồn tại một trận đánh dân gian trong đám ma, đó là “Đánh quạ (Hoàng)”.
Chữ “nối” là: Tạm giữ lại quan tài của người quá cố trong một thời gian thích hợp rồi mới đưa đi chôn cất. Chúng tôi hiểu “đúng thời” nghĩa là: đợi đủ từ xa, đợi ngày giờ tốt, chờ phương tiện hay thủ tục chuyển về quê, nếu ở xa… nghĩa tốt, nhưng sao “trúng ”trước khi cam kết? Bẻ khóa là một hình thức trình diễn, trước buổi lễ khoảng một tiếng.
Một nghệ nhân đóng vai cầm đầu một nhóm cướp núi, nghe tin mẹ (hoặc cha) mất, dẫn đầu cả nhóm la hét về chôn cất để tỏ lòng thành kính. Nhân vật này ăn mặc như kép hát, tay cầm gươm, cầm đuốc từ ngoài đình vừa múa vừa hát những điệu bộ, điệu hát cô ba (cũng có trong cải lương), từ từ bước vào trước đình. . năng lực.
Bên trong, một vài nghệ nhân khác đóng vai yêu quái đã nổ ra cuộc chiến với anh ta. Quan tài của người đã mất đã lâu nên ma khí bám vào rất nặng, không thể dùng chiêu thức công kích để xua tan hết chướng khí mang đi, nội dung công kích đại khái là như vậy..
Múa pháo hoàng - Đánh phá quàn là một phong tục trong tang lễ của người miền Tây
Chi phí thuê nhạc đám ma có mắc không?
Thông thường, với các trại hòm hoặc dịch vụ tang lễ khác, chi phí thuê đội kèn tây thường sẽ có thêm phụ thu không nằm trong gói chi phí mai táng, dao động từ 2.200.000 vnđ đến 2.500.000 vnđ tùy thuộc vào khoảng cách xa gần, thời gian diễn ra tang lễ và chi phí ăn uống cho đội nhân viên kèn tây.
Tuy nhiên, khi sử dịch các dịch vụ mai táng trọn gói của dịch vụ tang lễ Tâm An Lạc, khách hàng không cần phải lo lắng về các vấn đề phát sinh thêm chi phí để thuê đội nhạc kèn.