Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
- Ý nghĩa của tang phục
- Mặc trang phục tang lễ theo vai vế như thế nào?
- Trang phục đối với người thân ruột thịt
- Trang phục trong tang lễ đối với vợ hoặc chồng
- Trang phục trong tang lễ đối với con trai
- Con cháu mặc trang phục gì trong đám tang?
- Anh em họ hàng ruột thịt của người mất
- Trang phục trong tang lễ đối với con gái
- Trang phục trong tang lễ đối với con rể
- Trang phục trong tang lễ đối với con dâu
- Trang phục trong tang lễ đối với anh em trai, chị em gái
- Con cháu trong nhà mặc đồ tang như thế nào?
- Trang phục của những người dự tang lễ
- Trang phục lễ tang quân đội
- Cách đeo khăn tang truyền thống Việt Nam
- Đeo khăn tang vào nhà người khác có sao không?
Trang phục tang lễ Việt Nam thường rất trang nghiêm. Theo truyền thống, trang phục tang lễ thường là 2 màu đen và trắng được mặc trong thời gian từ 3 đến 5 ngày, tùy thuộc vào vùng miền và tôn giáo của gia đình.
Ý nghĩa của tang phục
Không khí đám tang thường rất đau thương, ảm đạm và người dự đám tang nên thể hiện sự chia sẽ với gia đình, người thân của người qua đời trước hết là bằng trang phục phù hợp. Trang phục đi viếng đám tang nói chung nên sẫm màu và kín đáo và nên hạn chế đeo quá nhiều phụ kiện.
Trong một số trường hợp, gia đình có thể yêu cầu mặc trang phục màu đặc biệt.
Có thể thấy trang phục trong lễ tang ngoài ý nghĩa để biểu thị tình cảm và thái độ với người đã khuất thì còn để phân biệt mối quan hệ thân sơ ruột thịt xa gần nữa.
Sau này, trang phục lễ tang đã được giai cấp bóc lột, thống trị dùng làm phương tiện khoe của, thị uy, tuyên truyền cho quan điểm giai cấp và đẳng cấp đương thời. Trong khi đó có những gia đình nhân dân lao động không đủ tiền mua áo quan cho người chết và phải bó chiếu đem chôn, nói gì tới trang phục lễ tang cho người chết.
Nhưng ngay cả trong trường hợp này thì người ta cũng cố gắng tìm một dải vải nhỏ chít lên đầu, gọi là có tí chút để tang cho đỡ tủi vong linh người chết, cho đỡ đau lòng người sống. Qua đó ta thấy trang phục lễ tang có ý nghĩa quan trọng và vô cùng thiêng liêng.
Ấn vào đây để xem thêm: Hà Nội có bao nhiêu nhà tang lễ?
Mặc trang phục tang lễ theo vai vế như thế nào?
Thông thường khi vào một đám tang, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết vai vế của từng người đối với người đã khuất thông qua bộ đồ tang lễ đang mặc trên người. Cụ thể như sau:
Trang phục đối với người thân ruột thịt
Con cái của người đã mất sẽ sử dụng trang phục đặc biệt nhất, thường mặc bộ trang phục gọi là “thảm trôi” bằng vải thô thoạt nhìn vào sẽ rất xấu. Điểm đặc biệt của trang phục này là áo may nhưng không cắt khâu cẩn thận, để vải xơ tự nhiên, chiều dài đến gối, rộng, tay thụng.
- Người mặc nếu là con trai phải đội mũ rơm, buộc sợi dây ngang lưng để thể hiện sự tiều tụy, đau thương của con cái.
- Nếu là con gái, con dâu trong gia đình thì chỉ cần xõa tóc, không đi dép.
Trang phục trong tang lễ đối với vợ hoặc chồng
Nếu người mất là bạn đời của đối phương, sẽ có đôi chút sự khác nhau dựa vào giới tính. Nếu như chồng mất, người vợ sẽ mặc trang phục giống với con dâu đang chịu tang cho bố, mẹ chồng.
Nếu như người mất là người vợ, trang phục cho tang lễ đối với người chồng sẽ giống như con rể mặc.
Trang phục trong tang lễ đối với con trai
Con trai ruột của người đã mất sẽ mặc một bộ đồ xô gồm có áo, quần, mũ bạc cùng với dây rơm quấn đầu. Đây là bộ trang phục đúng chuẩn phong tục Việt Nam. Áo tang của con trai là loại áo sô gai.
Cầu kỳ hơn, bộ trang phục tang lễ này sẽ có gậy có chiều dài bằng với độ dài đo từ chân đến tim.
Nếu người mất là mẹ, con trai sẽ chống gậy vông. Còn nếu như người mất là cha thì con trai sẽ chống gậy tre.
Con cháu mặc trang phục gì trong đám tang?
Tiếp theo đối với vai vế con cháu trong gia đình thì chỉ cần đội khăn tang trắng, còn đối với chắt chít 4 đời thì đội khăn vàng, các chút 5 đời thì sử dụng khăn tang đỏ. Bên cạnh đó cũng có một số nơi quy định tất cả con cháu đều đeo khăn tang trắng như có chấm vàng đỏ tùy theo với cấp bậc.
Anh em họ hàng ruột thịt của người mất
Đồng thời, đối với anh em họ hàng ruột thịt thì chỉ cần đội khăn tang trắng mang ý nghĩa chịu tang người thân và cũng là để bày tỏ sự tiếc nuối dành cho người đã khuất.
Với hiện nay, để tiết kiệm thời gian cũng như công sức dành cho các gia đình phải chuẩn bị trang phục đám tang này. Những trang phục này thường được chuẩn bị đính kèm theo trong các dịch vụ tang lễ trọn gói ở các trại hòm.
Ấn để xem thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói
Bởi thế, hiện nay các gia đình không còn phải lo lắng trong việc chuẩn bị các loại trang phục tang lễ theo đúng chuẩn này nữa mà đã có đơn vị chuẩn bị kĩ lưỡng cho gia đình.
Trang phục trong tang lễ đối với con gái
Con gái được phép mặc ít bước và đơn giản hơn. Thông thường, người con gái sẽ mặc một bộ đồ gồm áo và quần bằng vải xô. Trên đầu đội một đài khăn trắng để che đi khuôn mặt.
Trang phục trong tang lễ đối với con rể
Đối với những người là chồng của con gái, yêu cầu khá đơn giản. Con rể chỉ cần quấn khăn cột đầu, đi kèm đó là một chiếc quần tang lễ. Lý giải cho điều này, nhiều gia đình xưa thường coi rằng con dâu là con, còn con rể là khách.
Trang phục trong tang lễ đối với con dâu
Con dâu là vợ của con trai. Cách mà con dâu ăn mặc có thể thể hiện được vai vế của mình trong gia đình. Bộ trang phục tang lễ mà con dâu mặc sẽ tương đồng hoàn toàn với người con gái của người đã mất. Giải thích cho sự việc này, người ta thường nói con dâu lấy chồng là gả vào gia đình nhà họ, thế nên được coi như con gái. Do đó phận sự của con dâu sẽ ngang bằng, thậm chí là nhiều hơn nếu như là chị dâu của con gái.
Trang phục trong tang lễ đối với anh em trai, chị em gái
Đối với những người gọi người mất là anh chị em, trang phục dành cho buổi lễ không phải cầu kỳ khăn xô, quần tang lễ. Người đến sẽ mặc những bộ trang phục hợp với không khí, ngoài ra sẽ sử dụng khăn tang trắng. Đây là chiếc khăn được dùng để cuốn đầu, tạo không khí trang nghiêm nhất.
Con cháu trong nhà mặc đồ tang như thế nào?
Cháu là những người gọi người mất là bác, cô, chú; ngoài ra còn gọi người mất là ông bà. Bởi thế có thể coi cháu của người mất sẽ thường là đông nhất. Theo đúng nghi lễ của người Việt, các cháu không cần phải mặc trang phục tang lễ cầu kỳ. Sẽ có những chuẩn mực dành riêng cho chiếc khăn tang – bởi đây là vật dụng duy nhất các cháu sử dụng.
Cháu nội của người mất sẽ quấn khăn trắng có chấm đỏ ở trên đầu. Cháu ngoại của người mất sẽ quấn khăn trắng có chấm xanh dương. Ngoài ra, nếu người mất có chắt, thì chắt (hoặc cháu cố) sẽ quấn khăn tang vàng ở trên đầu.
Trang phục của những người dự tang lễ
Đối với họ hàng gần xa đến dự đám tang thì đều phải đội khăn trắng, còn đối với bà con hàng xóm chỉ cần đội tang trắng lúc phúng viếng là được. Tuy nhiên cần phải chú ý đến trang phục đám tang khi đến chia buồn.
Đối với nam giới:
Bạn có thể mặc áo sẫm màu, tốt nhất đi đám tang bạn cần mặc áo màu nâu đen, hoặc trắng, quần đen hoặc đậm màu. Không được ăn mặc lòe loẹt, đặc biệt không được đi dép lê đến dự đám tang.
Đối với nữ giới:
Hạn chế sử dụng các đồ trang sức khi đến dự đám tang. Nên ăn mặc những đồ đơn giản, tối màu. Không nên đi dép, giày cao gót, mặc váy, đầm, áo hở vai,… hoặc những bộ quần áo màu sắc sỡ
Trang phục lễ tang quân đội
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 86/2016/TT-BQP Quy định và hướng dẫn tổ chức lễ tang đối với quan nhân, công nhân, viên chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu do Bộ Quốc phòng quản lý thì nội dung này được quy định như sau:
Đối với quân nhân hy sinh, từ trần
Trang phục khi khâm liệm đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mặc Tiểu lễ phục mùa đông, không đội mũ; hạ sĩ quan, binh sĩ mặc quân phục dự lễ theo Điều lệnh Quản lý bộ đội; công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân nghỉ hưu theo nguyện vọng của thân nhân người từ trần.
Đối với Ban Lễ tang, Ban Tổ chức Lễ tang
Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, Lễ tang Cấp cao: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia thành viên Ban Lễ tang, Ban Tổ chức Lễ tang mặc Tiểu lễ phục mùa đông, đội mũ;
Các hình thức lễ tang khác: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, mặc Tiểu lễ phục theo mùa, đội mũ;
Đại diện cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội tham gia thành viên Ban Lễ tang, Ban Tổ chức Lễ tang mặc trang phục lịch sự, nghiêm túc.
Đối với đoàn viếng
Khi viếng Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mặc Tiểu lễ phục mùa đông, đội mũ; hạ sĩ quan, binh sĩ mặc quân phục dự lễ, đội mũ;
Khi viếng Lễ tang Cấp cao: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp mặc Tiểu lễ phục theo mùa, đội mũ;
Các hình thức lễ tang khác: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, binh sĩ mặc quân phục thường dùng theo mùa, đội mũ.
Tìm hiểu thêm: 16 nghi thức trong tang lễ Phật giáo
Cách đeo khăn tang truyền thống Việt Nam
Thường thì khăn tang được sử dụng để biểu thị mối quan hệ của người đó đối với người đã mất. Dựa vào hình dáng, màu sắc khăn tang, khách đến viếng có thể nhận ra được đây là người có vai vế như thế nào trong dòng họ. Đây cũng là quy định thắt khăn tang cơ bản.
Việc đeo khăn tang có ý nghĩa về mặt tâm linh rất lớn. Tuy nhiên ta không nên ỷ lại rằng chỉ cần đeo khăn tang là người đã khuất sẽ an yên ra đi thanh thản. Hơn hết, chúng ta cần thực hiện bằng những hành động thực tế để tích đức cho người đã mất. Để người đã mất có phước đức thì chúng ta hành thiện, làm việc tốt, tích cực đi lễ đền chùa…. Một số việc làm cần lưu ý có thể kể đến như:
Giúp đỡ người đang gặp hoạn nạn, khó khăn, từ đó tích được phước đức cho người đã khuất, kiếp sau được đầu thai vào gia đình có điều kiện hơn.
Tích cực phóng sinh, giải nghiệp sát sinh cho người đã khuất.
Chăm chỉ đọc kinh, hướng Phật, lập đàn cầu siêu, một lòng chân thành cầu nguyện cho người đã khuất được siêu thoát.
Trong ngày giỗ nên làm cơm chay để cúng, hạn chế làm thịt động vật bởi sẽ dẫn theo nghiệp sát sinh đến tận kiếp sau.
Quy định thắt khăn tang trong tang lễ
Ít người biết rằng quy định thắt khăn tang cũng được phân chia theo các trường hợp khác nhau. Việc chúng ta tuân thủ theo quy định như vậy thể hiện sự thành kính, tôn trọng đối với người đã khuất. Ngoài ra, điều này cũng giúp chúng ta trở thành một con người có đạo đức, hiểu biết lẽ sống hơn trong mắt của người đời.
Ấn để xem thêm: Tro cốt sau khi hỏa táng nên để ở đâu?
Cách thắt khăn tang phân chia vai vế trong gia đình
Trang phục đám ma và khăn tang của con trai hoặc cháu đích tôn bao gồm quần và áo trắng bằng vải xô, trên đầu đội mũ bạc có buộc dây rơm. Ngoài ra, để tang cha thì dùng gậy tre tròn, còn để tang mẹ sẽ dùng gậy vông.
Còn con gái trong nhà sẽ mặc quần áo trắng vải xô, đầu đội khăn trắng dài che mặt. Con rể thì chỉ cần mặc quần áo trắng, khăn tang trắng quấn gọn gàng. Các cụ có câu, dâu con rể khách, vì thế con dâu sẽ mặc giống như con gái trong nhà.
Đối với anh chị em và cháu nội, cháu ngoại trong gia đình, những người này sẽ phải đeo khăn trắng. Theo phong tục một số nơi, cháu nội sẽ đeo khăn chấm đỏ còn cháu ngoại sẽ đeo khăn chấm xanh.
Từ bậc chắt trở xuống, tức là gọi người đã khuất bằng cụ, kị thì sẽ đeo khăn vàng.
Các quy định thắt khăn tang như vậy giúp khách đến viếng nhận biết được mối quan hệ trong gia đình người đã khuất. Từ đó dự liệu được trước cách hành xử và chia buồn trong tang lễ.
Khi cha mẹ để tang con cái thường sẽ không đeo khăn tang. Việc này không nói lên rằng cha mẹ không thương xót con, nhưng truyền thống văn hóa lâu đời đã hình thành nên phong tục như vậy. Người ta cho rằng, con cái lỡ dứt bước ra đi trước cha mẹ, chưa báo hiếu được gì đã vội tạ thế, như vậy là không làm tròn chữ hiếu. Vì thế cha mẹ không cần đeo khăn để tang con.
Thắt khăn tang trong bao lâu?
Theo các truyền thống cũ, có 5 mức thời gian để thắt khăn tang, chia theo từng nghi lễ đám tang khác nhau. Quy định chặt chẽ và bắt buộc phải tuân thủ. 5 hạng tang phục đó là:
Đại tang: Khoảng thời gian này để chỉ con cái để tang cha mẹ, kéo dài trong 3 năm.
Cơ niên: Cha mẹ để tang con trai, con dâu trưởng, con gái chưa lấy chồng trong 1 năm ý chỉ hạng tang phục này.
Đại công: Dành cho cha mẹ để tang con gái đã đi lấy chồng, con dâu thứ trong nhà, thời gian kéo dài 9 tháng.
Tiểu công: Đây là khoảng thời gian để tang họ hàng gần, thường kéo dài trong 5 tháng.
Ty ma phục: Nếu con rể, con cô con cậu không may qua đời, cha mẹ, anh chị em sẽ để tang trong vòng 3 tháng.
Tuy nhiên để phù hợp với lối sống hiện đại, các hạng tang phục thường được tiết chế lại còn 1 năm, 100 ngày hoặc 49 ngày tùy thuộc vào từng văn hóa của các địa phương khác nhau. Sau khi kết thúc đám tang người ta cũng sẽ tháo khăn ngay lập tức và dùng miếng băng đen để đính trên áo, ý chỉ đang để tang mà không làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Đeo tang đen hay băng đen trước ngực áo cũng vẫn thể hiện đầy đủ thành ý của người để tang đối với người đã khuất. Tuy có các khoảng thời gian quy định như vậy, bạn vẫn hoàn toàn có thể để tang lâu hơn quãng thời gian quy định tùy vào tâm ý của bản thân.
Ấn để xem thêm: Các mẫu tiểu quách đẹp chất lượng cao
Ý nghĩa của các màu khăn tang
Khăn tang màu xanh
Trong đám tang tại Việt Nam, khăn tang màu xanh thường được sử dụng như là một phần của trang phục để thể hiện sự tôn sùng và tôn trọng đối với người qua đời. Màu xanh cũng được liên kết với ý nghĩa của sự yên bình và niềm tin, và thể hiện sự tôn vinh cho những người đã qua đời. Tuy nhiên, nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương có thể làm thay đổi ý nghĩa của khăn tang màu xanh trong đám tang.
Khăn tang màu vàng
Trong phong thuỷ, màu vàng có thể được hiểu là màu của sự may mắn, tài lộc và sức mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng màu vàng trong khăn tang của cháu rể có thể có hoặc không có ý nghĩa trong phong thuỷ, và thường phụ thuộc vào truyền thống và thói quen của từng gia đình hoặc vùng.
Nếu cháu rể muốn sử dụng màu vàng, họ nên tìm hiểu về nghĩa của màu vàng trong phong thuỷ của họ và xem xét việc sử dụng màu này có phù hợp với truyền thống và thói quen của gia đình họ hay không.
Khăn tang màu đỏ
Trong đám tang, khăn tang màu đỏ thường được liên kết với ý nghĩa của sức sống và sức mạnh. Màu đỏ được xem là một trong những màu sắc mang tính chất sức sống cao và tỏ ra sự quyến rũ, sức mạnh và tràn đầy niềm tin. Trong một số trường hợp, màu đỏ còn được xem là một biểu tượng của sự may mắn và tài lộc.
Tuy nhiên, nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương có thể làm thay đổi ý nghĩa của khăn tang màu đỏ trong đám tang.
Đeo khăn tang vào nhà người khác có sao không?
Trong một số nền văn hóa, việc đeo khăn tang vào nhà người khác có thể được xem là thiếu tôn trọng hoặc thiếu sự kính trọng đối với người chủ nhà. Việc đeo khăn tang vào nhà một người khác có thể coi là một hành vi không văn minh và có thể gây ra sự không hoan nghênh hoặc xung đột với người chủ nhà. Tuy nhiên, nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương có thể sẽ có những quy tắc khác nhau về việc đeo khăn tang, vì vậy cần phải tìm hiểu và tuân thủ những quy tắc đó.
Chắt đeo khăn tang màu gì?
Trong nhiều nền văn hóa, màu được sử dụng để chắt đeo khăn tang có thể khác nhau. Tuy nhiên, màu đen thường được coi là màu chắt đeo khăn tang chính thức và trang trọng nhất, đặc biệt trong những cuộc tang lễ cầu nguyện. Màu xám hoặc màu trắng cũng có thể được sử dụng, tùy thuộc vào nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu và tuân thủ những quy tắc đặc biệt trong nền văn hóa cụ thể mà bạn đang sống.
Chít đeo khăn tang màu gì?
Trong một số nền văn hóa, màu được sử dụng để chít đeo khăn tang có thể khác nhau. Tuy nhiên, màu đen thường được coi là màu chít đeo khăn tang chính thức và trang trọng nhất, đặc biệt trong những cuộc tang lễ cầu nguyện. Màu xám hoặc màu trắng cũng có thể được sử dụng, tùy thuộc vào nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương. Tuy nhiên, cần phải tìm hiểu và tuân thủ những quy tắc đặc biệt trong nền văn hóa cụ thể mà bạn đang sống.
49 ngày có phải đeo khăn tang không?
Trong một số nền văn hóa, việc đeo khăn tang trong 49 ngày sau khi một người qua đời có thể là một truyền thống hoặc tập quán. Trong một số trường hợp, việc đeo khăn tang trong 49 ngày có thể được xem là một dấu hiệu của sự tôn trọng và kính trọng đối với người đã qua đời. Tuy nhiên, nền văn hóa và truyền thống cụ thể của từng địa phương có thể sẽ có những quy tắc khác nhau về việc đeo khăn tang sau khi một người qua đời, vì vậy cần phải tìm hiểu và tuân thủ những quy tắc đó.
Làm mất khăn tang có sao không?
Việc mất khăn tang có thể coi là một việc không tôn trọng và không kính trọng đối với nền văn hóa và truyền thống cụ thể mà bạn đang sống. Tuy nhiên, nếu không có những quy tắc đặc biệt hoặc nếu việc mất khăn tang là do một lý do không ý muốn, thì không có hạn chế hoặc hình phạt.
Khi con cái mất trước cha mẹ thì có để tang không?
Sự ra đi của bất cứ ai trong gia đình đều đặn được xem là nỗi đau thương vô hạn và ghi dấu ấn đậm sâu trong lòng người đang sống. Chính do đó, hiện nay khi con cái mất thì cha mẹ cũng có thể choàng khăn tang trắng lên cổ để thể hiện được lòng thương tiếc.
Ấn để xem thêm: Tại sao người chết lại chảy nước mắt?