Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
Tổ chức tang lễ cựu chiến binh được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ theo quy định của Tang chế. Một đám tang thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho những người có công. Cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết sau đây nhé.
Quy định khi tổ chức tang lễ cựu chiến binh
Quyền lợi của Cựu chiến binh
Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
Một tang lễ được tổ chức theo nghi thức của quân đội bao gồm lễ khâm niệm, lễ phúng viếng, lễ truy điệu và lễ an táng. Người quá cố có thể căn cứ vào chức vụ, cấp bậc cũng như quá trình công tác để tổ chức tang lễ phù hợp.
Các nghi thức tổ chức buổi lễ tang thể hiện sâu sắc sự trân trọng và quan tâm của Đảng, Nhà nước dành cho người đã khuất. Công lao cống hiến của họ dành cho sự nghiệp cách mạng. Buổi lễ được tổ chức tiết kiệm, chu đáo phù hợp với văn hóa truyền thống và nếp sống văn minh của dân tộc Việt.
Lễ tang cựu chiến binh chỉ được thực hiện tại các công sở, bệnh viện hoặc nhà tang lễ. Không cho phép thực hiện lễ tang tại gia đình và các trường hợp chết do tự sát, tự thương hoặc vi phạm pháp luật.
Đơn vị tổ chức buổi tang lễ cần tiến hành các công việc thành lập ban ban lễ tang, xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ tang, phân công nhiệm vụ. Tất cả đảm bảo hiệu quả mức chi phí, quyết toán và giải quyết vấn đề tài chính theo đúng quy định trang chế.
Quy trình tổ chức tang lễ cho cựu chiến binh
Khi hội viên cựu chiến binh từ trần phải được báo ngay với chi hội trưởng. Trường hợp gia đình người đã khuất có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tổ chức lễ tang thì phải báo ngay với Chủ tịch Hội. Các thông tin cung cấp bao gồm tên tuổi cựu chiến binh từ trần, chức vụ, địa chỉ, thời gian khâm liệm, thời gian làm lễ truy điệu,...
Hội sẽ cử người đại diện trong Ban chấp hành tới để phụ trách Đội nghi lễ và thống nhất với gia đình về thời gian, địa điểm và thời gian phục vụ buổi lễ. Nếu tang lễ tổ chức tại cơ quan, đơn vị, bệnh viện hoặc nhà tang lễ sẽ có người túc trực hai giờ đồng hồ bên linh cửu. Khoảng thời gian kể từ lúc phủ cờ cho đến tổ chức lễ truy điệu. Trường hợp lễ tang tổ chức tại gia đình đội nghi lễ được phân công phủ cờ sau khi khâm liệm. Sau đó nghỉ ngơi đến khi tổ chức làm lễ truy điệu diễn ra.
Trong quá trình thực hiện lễ phủ cờ chi hội gửi vòng hoa phúng viếng đối với người quá cố là hội viên. Đồng thời ban chấp hành hội phường có trách nhiệm gửi vòng hoa tang lễ cho đồng chí có chức vụ là chi hội phó trở lên. Vòng hoa khi lựa chọn phải có kích thước chính xác theo quy định đã được đề ra kết hợp dải băng màu đen, dòng chữ màu trắng.
Trên vòng hoa được ghi dòng chữ “ Vô cùng thương tiếc đồng chí…”. Nên dưới có thêm dòng chữ nhỏ “Chi hội cựu chiến binh…” hoặc “Hội CCB…” Đội nghi lễ sau khi thực hiện hoàn thành các công việc đã bàn giao sẽ được hội Cựu chiến binh phường chi tiền bồi dưỡng. Số tiền phụ thuộc vào Ban thường vụ đưa ra quyết định theo thời giá.
Một số lưu ý trong tang lễ cựu chiến binh
Trong quá trình tổ chức tang lễ cựu chiến binh cần chú ý một số điều cơ bản sau đây:
-
Sau khi đã phủ cờ lên linh cửu không được để thêm bất kỳ đồ vật nào lên linh cửu. Đề nghị gia đình đặt thêm một bàn thờ nhỏ bên linh cửu để thắp hương cho người quá cố.
-
Nếu gia đình yêu cầu đội nghi lễ theo linh cửu đến nơi an nghỉ cuối cùng thì phải đảm bảo độ an toàn cho họ. Chịu trách nhiệm phí tổn và bồi dưỡng cho Đội. Đồng thời bố trí đầy đủ phương tiện đi lại để có thể đến nơi làm lễ an táng kịp thời.
-
Không cho thuê, cho mượn các trang phục và trang bị của đội Nghi lễ.
Trên đây là những thông tin về quy trình tổ chức tang lễ cựu chiến binh. Hy vọng qua bài viết gia đình có thể một phần nào hiểu được các quy định cũng như các bước thực hiện nghi thức tang lễ diễn ra đầy đủ nhất.
Xem thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói
Điếu văn đọc trong tang lễ cựu chiến binh
Hiện nay không có quy định về Mẫu điếu văn tang lễ cựu chiến binh theo đó có thể tham khảo mẫu sau đây:
Kính thưa hương linh đồng chí …………………………!
Kính thưa các đồng chí, bà con và toàn thể tang quyến!
Vào lúc ……giờ, ngày….. tháng …. năm 201….( nhằm ngày …. tháng ………..năm ………), ………………………. đã từ trần. Hôm nay chúng ta đến nay để tiễn đưa một đồng chí của chúng ta; một người chồng, một người cha, người ông, người thân của gia đình sang thế giới bên kia.
Thay mặt ban lễ tang, chúng tôi xin bày tỏ thương nhớ và lòng thành kính ngưỡng mộ đồng chí.
Đồng chí ……………………….., sinh năm …… tại làng quê ………………….., xã …………….., huyện …………………………. trong một gia đình ……….. có truyền thống yêu nước.
Tháng ……… năm ………………………….. đồng chí đã gia………… Dù ở đâu đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tháng … năm ……….., cấp trên phân công ………………………………………
Tiếp tục được học tập công tác từ năm ……………………………. tham gia vào Ban chấp hành……………
Năm…… làm……………………………………….
Từ năm 19…. – 19……chuyển sang làm…………………………
Từ năm 19……… – 19………… làm ………………………………………
đến tháng ….. năm ……….. đồng chí xin nghỉ vì tuổi già, sức đã yếu.
Trong quá trình công tác, đồng chí được nhà nước tặng thưởng:
– …….. huân chương kháng chiến hạng Nhất
– ……… huân chương chiến thắng hạng Ba
Được tuyên dương …………….bằng khen, giấy khen, đặc biệt mới đây ghi nhận thành tích công lao đồng chí, Đảng đã trao tặng huy hiệu …….. năm tuổi Đảng là một phần thưởng cao quý.
Kính thưa các đồng chí và bà con!
Kính thưa tang gia hiếu quyến của đồng chí …………………………..
Khi còn sống đồng chí………………..là người đức độ, tình cảm, sống vì mọi người.
Nay đồng chí mất đi, Đảng bộ mất đi một cán bộ Đảng viên ưu tú, gương mẫu tiên phong trong công tác, mất đi những ý kiến đóng góp xây dựng Đảng chân thành…
– Đồng chí mất đi, quê hương mất đi một người con tâm huyết. Họ phái mất đi một người bác, người chú, người anh yêu thương sớm hôm gần gũi!
– Đồng chí mất đi, từ đây gia đình vắng đi một người chồng, người cha rất mực yêu thương vợ con, vắng đi một người ông chăm sóc các cháu sớm chiều.
Các con cháu dâu, rể của đồng chí đều thành đạt là cán bộ quản lý giáo dục, nhà báo, giáo viên…và đã dựng vợ gã chồng. Chắc chắn đồng chí đã yên lòng nơi chín suối!
Nhưng từ đây, trên cõi dương gian này,nhà đồng chí vắng bóng một thành viên, nỗi buồn ấy lấy gì che lấp nỗi!
Kính thưa hương linh đồng chí ………………………………..
Kính thưa các đồng chí và bà con!
Kính thưa tang gia hiếu quyến!
Đồng chí …… mất đi là một tổn thất lớn của Đảng bộ chúng ta, là nổi buồn của nhiều người. Trong giờ phút xúc động này, Thay mặt Ban lễ tang chúng tôi trân trọng kính mời các đồng chí, bà con giành phút mặc niệm, nghiêng mình tiễn biệt đồng chí ………………………………………….!
Xin thành tâm chia buồn cùng tang quyến!
Xin được nói lời vĩnh biệt đồng chí ………………………………………….!
Tham khảo thêm: Nội dung chương trình lễ tang
Hồ sơ, thủ tục xét hưởng mai táng phí của cựu chiến binh
Theo quy định tại Điểm 2 và Điểm 3 Mục II Thông tư liên tịch 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN quy định về hồ sơ, thủ tục xét hưởng mai táng phí như sau:
– Thân nhân người chết làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b).
– Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức.
+ Trường hợp người chết không còn thân nhân thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng làm bản khai đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Hội Cựu chiến binh cấp xã (mẫu 1b);
+ Hội Cựu chiến binh cấp xã xác nhận lập danh sách báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp;
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào báo cáo của Hội Cựu chiến binh và giấy khai tử để ký công văn đề nghị hưởng chế độ mai táng phí gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện (mẫu 2b, kèm theo danh sách mẫu 4b);
+ Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp lập danh sách đề nghị hưởng chế độ mai táng phí báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh (mẫu 3b, danh sách mẫu 4b);
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp tỉnh chủ trì phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp tổng hợp, lập danh sách để Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ký quyết định hưởng chế độ mai táng phí (Danh sách mẫu 5b, quyết định mẫu 6b);
+ Sở Tài chính bảo đảm nguồn kinh phí; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả mai táng phí cho thân nhân hoặc đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tham khảo thêm: Ban lễ tang cấp xã