Menumb
Trại Hòm Martino
Facebook twitter tiktok Youtube
Kiến thức
Cháy bát hương người mới mất là điềm gì?
Cháy bát hương người mới mất là điềm gì?
Ngày đăng: 06/09/2023 - 10:02 AM Người đăng: Admin
Theo quan niệm dân gian, người mới mất bao giờ cũng rất linh thiêng vì còn chưa cởi bỏ hết chấp niệm với trần thế. Việc thờ cúng và bốc bát hương cho người mới mất trong gia đình cần được thực hiện vô cùng cẩn thận.
Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất
Hướng dẫn cách lập bàn thờ người mới mất
Ngày đăng: 06/09/2023 - 8:20 PM Người đăng: Admin
Trong nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt, lập bàn thờ vong người mới mất là thủ tục vô cùng quan trọng. Song bên cạnh đó, sau khi hoàn thành việc an táng, gia chủ cũng cần chuẩn bị tươm tất cho quá trình chuyển bàn thờ sau 49 ngày. Bởi lẽ, người xưa tin rằng, thờ cúng thật chu đáo sẽ giúp vong linh siêu thoát, đủ Phúc để có thể đầu thai sang kiếp khác.
Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo
Chương trình đọc kinh cho người mới mất Công giáo
Ngày đăng: 06/09/2023 - 11:43 AM Người đăng: Admin
Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Đức Chúa Trời trong lòng chúng con, chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Status hay nhất về ngày lễ Vu Lan
Status hay nhất về ngày lễ Vu Lan
Ngày đăng: 31/08/2023 - 10:05 AM Người đăng: Admin
Lễ Vu Lan vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch là dịp để những người con cảm ơn cha mẹ, thể hiện tình cảm yêu thương, bày tỏ sự hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. Ngoài những hành động thiết thực, thì các bạn đừng quên gửi những câu nói hay về ngày lễ Vu Lan, stt Vu Lan báo hiếu, món quà tinh thần ý nghĩa tới cha mẹ trong ngày lễ Vu Lan này nhé.
Những lời chúc ngày Vu Lan báo hiếu hay và ý nghĩa nhất
Những lời chúc ngày Vu Lan báo hiếu hay và ý nghĩa nhất
Ngày đăng: 29/08/2023 - 10:07 AM Người đăng: Admin
Những lời chúc ngày Vu Lan báo hiếu hay và ý nghĩa nhất là món quà tinh thần vô giá, thể hiện tình cảm, sự biết ơn của con cái dành tặng cha mẹ.
Phóng sinh trong tháng Vu Lan Báo Hiếu
Phóng sinh trong tháng Vu Lan Báo Hiếu
Ngày đăng: 29/08/2023 - 10:09 AM Người đăng: Admin
Theo quan niệm dân gian, phóng sinh chính là làm việc thiện và người phóng sinh sẽ được tích đức, nhận lại nhiều may mắn. Tuy nhiên, việc phóng sinh cũng cần phải có sự hiểu biết để tránh tổn phúc và tổn thọ.
Các pháp tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát
Các pháp tướng của Quán Thế Âm Bồ Tát
Ngày đăng: 19/08/2023 - 10:12 AM Người đăng: Admin
Trong Diệu pháp liên hoa kinh, đức Phật Thích ca đã giải thích rõ cho Vô Tận Ý Bồ Tát về ý nghĩa của danh hiệu Quán Thế Âm là do vị Bồ tát này khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng danh hiệu mình thì bèn tầm thanh để cứu khổ.
Phương pháp thai giáo khi đang mang thai theo Phật giáo
Phương pháp thai giáo khi đang mang thai theo Phật giáo
Ngày đăng: 18/08/2023 - 10:14 AM Người đăng: Admin
Bất kỳ người làm mẹ nào cũng đều cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi biết mình đang mang trong mình một mầm sống. Bởi đứa con là kết tinh của tình cảm vợ chồng, là niềm hy vọng và ước mơ của đấng sinh thành về một em bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn và thành đạt sau này.
Lễ Vu Lan báo hiếu 2024 vào ngày nào?
Lễ Vu Lan báo hiếu 2024 vào ngày nào?
Ngày đăng: 17/08/2023 - 5:52 PM Người đăng: Admin
Dịp Lễ Vu Lan báo hiếu là một trong những dịp lễ lớn trong năm của người theo đạo Phật. Đây là ngày tưởng nhớ, báo hiếu, đền đáp công ơn sinh thành của ba mẹ. Với ý nghĩa đầy tính nhân văn, Lễ Vu Lan đã lan rộng ra và trở thành ngày lễ báo hiếu của nhiều người dân Việt Nam.
Phong tục tang ma Việt Nam
Phong tục tang ma Việt Nam
Ngày đăng: 16/08/2023 - 10:19 AM Người đăng: Admin
Tang lễ là những lễ nghi được đặt ra để bày tỏ lòng thương xót và kính thờ người chết. Và người Việt Nam coi tang lễ cha mẹ là quan trọng nhất.

Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Việc có kiến thức tổ chức tang lễ cho người thân quá cố là vấn đề đang được mọi người quan tâm. Ở các thành phố, thị xã thì tang lễ hầu như do các nhà tang lễ đảm nhiệm; nhưng ở nông thôn thì hầu hết đều do gia đình cùng với làng xóm đứng ra tổ chức nên về hình thức mỗi nơi mỗi cách với nhiều thủ tục rườm rà.

Từ thực tế tổ chức đám tang ở một số địa phương và các tài liệu sách báo, Tâm An Lạc xin cung cấp cho bạn đọc một số điều cần biết về tang lễ của người Việt Nam để mọi người được biết đến.  

Kiến thức tang lễ

Những kiến thức tang lễ cần biết

* Những việc người nhà cần làm lúc này:

- Sửa soạn lại chỗ nằm (dọn bớt đồ đạc, vật dụng xung quanh; chuyển người sắp mất sang vị trí thuận lợi cho việc khâm liệm…)

- Luôn luôn có người túc trực bên cạnh.

- Người có theo tôn giáo thì làm lễ cầu nguyện theo phép của từng tôn giáo.

- Chuẩn bị mọi thứ để tắm gội (làm lễ mộc dục), khâm liệm (lễ nhập quan)

- Chuẩn bị khăn áo, hương hoa… cho lễ thành phục

Những việc cần làm ngay sau khi thân nhân mất:

- Khi đã tuyệt khí, vuốt mắt người chết rồi đưa thi hài xuống đất, gọi là hạ thổ. Việc tiếp đất này là hấp lấy sinh khí đất, xem có hồi dương - (sống lại) không. Sau đó đưa lên giường, lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, để sau làm lễ phạm hàm được dễ; nếu không, sau phải lấy cái lược cậy hàm răng mới làm phạm hàm được.

- Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc mất dọc đường, quán trọ, chết vì tai nạn không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ thao tác và nghi lễ, vậy nên châm chước, tuỳ nghi vận dụng

* Lễ mộc dục: (tắm gội)

- Lúc tắm gội cho người vừa chết thường vừa để sẵn một con dao nhỏ, khăn, một cái lược, một cái thìa, một ít đất ở ông đồ rau, một nối nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng khác. Lúc tắm, vây màn cho kín, tang chủ quỳ xuống khóc, người hộ việc cũng quỳ rồi cáo từ rằng; "nay xin tắm gội để sạch bụi trần", xong phục xuống, đứng dậy.

- Đắp chăn hoặc chiếu, buông màn, đặt một chiếc ghế con phía trên đầu, trên đó đặt một bát cơm úp, một quả trứng, dựng một đôi đũa trên bát cơm và thắp hương. Có địa phương còn có tục để thêm một con dao trên bụng, (có lẽ để trừ tà ma hay quỷ nhập tràng).

* Lễ khâm liệm nhập quan:

Tục lệ nhiều nơi rất coi trọng giờ nhập quan. Vì thế, ngay sau khi người thân mất, người nhà nhờ thầy cúng xem giờ nhập quan.

Đúng giờ đã chọn, người thân trong gia đình (trừ những người vướng tuổi) vào làm lễ, con trai bên trái, con gái bên phải. Người chấp sự xướng: Tự lập (đứng gần vào), cử ai (khóc cả lên), quỳ. Chấp sự cũng quỳ mà cáo từ rằng "Nay được giờ lành, xin rước nhập quan". "Cẩn cáo" xong lại xướng: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy), bình thân (đứng thẳng).

Chú ý: Những quần áo của người đang sống, hoặc quần áo mà người đang sống có mặc chung thì kiêng không được bỏ vào áo quan.

Tục gọi hồn: Người gọi hồn cầm áo của người chết ra sân hoặc ngoài đường, quay bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc và gọi. Đàn ông thì gọi “ba hồn bảy vía ông…về nhập quan”. Đàn bà thì gọi “ba hồn chín vía bà…về nhập quan”. Xong bỏ áo người chết vào quan tài, coi như hồn người chết đã về nhập quan.

Đóng nắp quan tài, quan đặt trên hai cái giá cao khoảng 40 – 50cm. Dưới quan tài thường để hai khúc thân cây chuối.

Trên nắp quan tài có bát cơm úp, đôi đũa tre để rua kẹp quả trứng luộc, cắm vào bát cơm. Người chết là đàn ông, trên nắp quan tài để 7 khúc chuối con để cắm hương, kèm theo 7 ngọn nến. Người chết là đàn bà, trên nắp quan tài để 9 khúc chuối con để cắm hương, kèm theo 9 ngọn nến.

Phía trước quan tài là bàn thờ vong đã chuẩn bị. Đèn nến, hương trên bàn thờ vong và nắp quan tài thắp liên tục đến khi đưa đi an táng.

Sau khi gọi hồn nhập xác, đóng nắp quan tài và tiến hành làm Thiết linh và Thành phục và phát tang ngay.

* Lễ thiết linh và thành phục

Lễ thiết linh là lễ thiết lập linh vị, đặt bàn thờ tang.

Khi chưa chôn cất thì lấy lễ thờ người sống mà lễ, nên mỗi lần lạy chỉ lạy hai lạy, trong linh vị và khăn vấn dùng chữ "Cố phụ", "Cố mẫu" thay cho "Hiền khảo", "Hiền tỷ".

Lễ Thành phục - Mặc áo tang, chính thức chịu tang từ giờ phút này.

Trước hết đánh ba hồi chín tiếng trống đại, hội nhạc tang tấu lên khúc nhạc bi ai báo hiệu Lễ phát tang bắt đầu, cũng là để báo cho cộng đồng dân cư biết. Sau phát tang đến phúng viếng và chia buồn với tang chủ.

Con cháu chịu tang đứng trước bàn thờ vong, theo thế thứ trong gia tộc. Tang chủ đứng giữa. Chủ Lễ bắt đầu cuộc lễ. Hiện nay phần lớn đều do thầy cúng thực hiện việc này.

Nội dung Lễ phát tang chủ yếu nêu nỗi đau buồn, tiếc thương vô hạn của người sống đối với người đã khuất. Nhớ lại công lao trời biển của Cha Mẹ, đã vất vả nuôi con cháu trưởng thành. Kể tên đầy đủ người chịu tang gồm con, cháu, dâu, rể anh em…

Thực hiện nghi thức thắp hương và dâng rượu, nước cho người đã khuất thụ hưởng, cũng là thể hiện lòng thành báo hiếu của con cháu, dâu rể đối với Ông, Bà, Cha, Mẹ…

Sau khi lễ hoàn tất, tang chủ ra đứng bên bàn thờ vong, để đáp lễ khách phúng viếng. Các con trai thay nhau đứng túc trực; con gái, con dâu vào ngồi hai bên quan tài.

Trước khi thành phục, nếu có khách đến thì người chủ tang chưa ra tiếp mà người hộ tang thay mặt tiếp khách và thông cảm với khách.

Sau lễ thành phục mới chính thức phát tang. Sau đó thân bằng cố hữu, làng xã mới đến phúng viếng.

* Tang phục

* Trống kèn

Một số nơi đã thực hiện thu băng đĩa các bài nhạc tang để dùng trong tang lễ. Một số nơi có tập tục, người chết trẻ không có nhạc tang, chỉ đánh trống lúc phát tang và khi an táng.

* Lễ cúng sáng tối

Từ xưa vẫn cho rằng khi chưa an táng, còn quan tài ở nhà, coi như cha mẹ còn sống. Trong ngày, buổi sáng và buổi tối vấn an thăm hỏi và mời bố mẹ xơi cơm, đi ngủ như thường vậy! Việc cúng này bây giờ cũng đơn giản, đến bữa dọn mâm cúng, thắp hương thành tâm khấn mời bố mẹ dùng bữa!

* Lễ động quan

Đêm trước hôm an táng, thường vào giờ Tý (23 – 24 giờ) thực hiện động quan, tức là nâng quan tài lên và đặt xuống ba lần, cũng có thể xoay nghiêng hai bên. Việc làm này như một động tác trở mình của cha mẹ còn đang ngủ.

Kiến thức tang lễ Việt Nam

Những điều cần biết về tang lễ của người Việt Nam

* Phúng viếng

Phúng viếng là biểu hiện tình cảm sâu nặng của những người trong họ tộc, của bà con trong xóm, ngoài làng ở cộng đồng dân cư và của các cơ quan đoàn thể đối với người quá cố; đến chia buồn với gia đình và tỏ lòng thương cảm, thắp nén tâm nhang để vĩnh biệt người đã khuất.

Để việc phúng viếng được tốt và chu đáo, ban lễ tang bố trí rạp, bàn ghế và trầu, thuốc, nước cho khách chờ. Thỉnh thoảng đọc tiểu sử, lai lịch người quá cố và thời gian biểu lễ truy điệu, lễ an táng cho mọi người đều biết.

Có bàn đăng ký các đoàn viếng, sắp xếp lịch trước sau; có người xếp vòng hoa, các câu đối, bức trướng phúng.

Tang chủ luôn túc tực bên quan tài để đáp lễ. Một người hộ việc tang chủ, quan sát khách viếng để thắp hương, rồi đưa hương cho từng người đến viếng.

Ban Lễ tang đọc thông báo cho gia đình và mọi người biết, các tập thể và cá nhân đến viếng. Ban nhạc hiếu tấu lên khúc nhạc ngắn trong khi đoàn vào, rồi dừng cho khách nói lời chia buồn với tang chủ và thắp hương. Người đến viếng vái hai vái, (vì chưa an táng coi như vái người đang sống). Tang chủ đáp lễ, cũng vái hai vái.

- Tiền phúng viếng:

Ngày trước thường hay viếng rượu, vàng, hương. Có đám tới vài trăm chai rượu. Bây giờ tục viếng rượu đã thôi hẳn. Người đi viếng chủ yếu là tiền bỏ trong phong bì, có thể thêm vàng hương. Xét ra, cũng là việc nghĩa, góp một phần cho tang chủ, với ý nghĩa đó thì không sao cả.

- Vòng hoa tang:

Phần lớn các đơn vị, tổ chức, cơ quan, dòng họ… làm vòng hoa tang viếng. Cách thức và kiểu dáng mỗi vùng không giống nhau. Miền Bắc thường làm vòng hoa hình bầu dục nổi vồng cao lên. Miền Nam lại làm vòng tròn, có từ một đến ba vòng đều phẳng. Trên vòng hoa là một băng vải đen chữ trắng, ghi rõ đơn vị cơ quan hoặc người chủ viếng…

Phúng viếng là một nét đẹp Văn hóa trong phong tục Việt nam. Thể hiện tình cảm sâu nặng của những người đang sống với người đã từ giã cõi đời. Hãy để cho một linh hồn được thanh thản và siêu thoát trở về nơi cực lạc.

* Lễ truy điệu và an táng

Đây là nghi lễ quan trọng của một đám tang. Tùy thuộc vào vị trí xã hội mà có những nghi thức khác nhau. Thông thường, ở vùng nông thôn, phần lễ này được thực hiện theo theo trình tự sau:

* Cúng lễ trước khi di quan, còn gọi là lễ “tiễn biệt”.

Đây là việc của gia đình. Thầy cúng hoặc tang chủ cùng con cháu nội ngoại thực hiện Lễ tiễn biệt người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng.

Những điều cần biết về tang lễ của người Việt Nam

* Làm Lễ truy điệu.

Đây là việc của Ban Lễ tang thay mặt Đoàn thể, chính quyền hoặc cơ quan đơn vị… làm sau lễ Tiễn biệt của gia đình. Bà con trong cộng đồng dân cư, cơ quan đơn vị… và bạn bè thân hữu tập trung trước bàn thờ vong.

Đại diện Ban Lễ tang lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu và mời Trưởng ban Lễ tang lên làm chủ lễ.

Mọi người mặc niệm lần cuối một phút, rồi lần lượt theo sự điều hành của Ban lễ tang dâng hương tiễn biệt lần cuối.

* Di quan

Trước khi di quan, đại diện gia đình nói lời cảm ơn các cơ quan, tổ chức, bà con, bạn bè đến thăm hỏi, phúng viếng và đưa tang.

Một số nơi thành lập đội tùy từ 6 đến 8 người, áo quần đồng phục một mầu, có giầy, mũ và găng tay, làm công việc di quan ra xe tang. .

Trên đường đưa tang, nhiều nơi vẫn còn tục rải vàng mã. Nên chăng cần giảm bớt tiến tới bỏ hẳn đi để bảo đảm vệ sinh môi trường.

Đi đầu là đoàn người vác cờ tang. Tiếp theo là xe chở vòng hoa, trướng, Linh xa, kèn, trống. Rồi đến xe chở quan tài. Sau cùng là đoàn người đi đưa tang.

Trên đường đoàn đưa tang thường dừng nghỉ ở một số điểm như ở đầu làng để người quá cố từ biệt…

* Hạ huyệt

Đến nơi hạ huyệt, đặt hai đòn tre ngang qua huyệt. Di quan tài đặt trên hai đòn tre. Lồng hai giây chão chắc chắn dưới quan tài, dùng khi hạ quan tài cho thuận tiện.

Sau khi ổn định các thứ mang theo, mọi người đứng xung quanh. Đúng giờ đã định, bắt đầu hành lễ. Trước hết là Lễ cáo Thổ thần xin cho người chết được nhập mộ, rồi đến lễ hạ huyệt. Con cháu, người thân bỏ nắm đất vĩnh biệt sau đó lui ra để bộ phận nội cựu thực hiện công việc đắp mộ.

Tiếp đến là chôn bia tạm, để bát cơm cúng, chén rượu trên mộ, thắp hương trước bia và trên mộ, xếp vòng hoa tang chung quanh.

Tang chủ có lời cảm ơn mọi người đã đưa người quá cố đến nơi an nghỉ cuối cùng chu đáo.

Con cháu, người thân đi vòng quanh mộ, thắp hương tiễn biệt lần cuối người ra đi về nơi an nghỉ cuối cùng và rước linh xa về làm lễ cúng an vị bàn thờ.

Qua đó, cho ta thấy được dịch vụ mai táng của người Việt Nam thật sự rất cần thiết cho gia đình khi có người thân qua đời. Bởi chỉ có những nghiệp vụ chuyên dụng của dich vu mai tang mới giúp đáp ứng mọi nhu cầu của gia đình hoàn tất một tang lễ đầy nghiêm chỉnh và hoàn thiện cho người đã khuất.

martino funeral
người phục vụ tận tâm
Martino Funeral là người bạn đồng hành cùng tang quyến trong hành trình tiễn đưa người đã khuất về nơi vĩnh hằng một cách tận tâm và trọn vẹn
Trang trí tang lễ
Trang trí tang lễ theo đúng nghi thức tôn giáo
Trang trí sự kiện tang lễ gói Ngọc Bồ Đề
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Ngọc Liên Hoa
Trang trí tang lễ gói Đại Phúc tone vàng
Trang trí tang lễ Phật giáo gói Đại Phúc tone trắng
Trang trí tang lễ gói Bảo Khánh tone vàng
Trang trí tang lễ gói Vạn Phước tone trắng
Trang trí tang lễ Công giáo gói Phục Sinh
Nhà tang lễ
Sự ra đời của nhà tang lễ giúp cho gia đình giảm bớt gánh nặng khi không có diện tích để tổ chức một tang lễ hoàn chỉnh cho người thân của mình. Bên cạnh đó, đối với những phong tục kị của một số vùng miền cũng khiến cho nhiều gia đình phải lo lắng để tìm kiếm địa điểm tổ chức tang lễ. Do đó, với loại hình cho thuê nhà tang lễ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho gia đình.
Nhà tang lễ bệnh viện Thống Nhất
Nhà tang lễ số 5 Phạm Ngũ Lão
Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng bệnh viện quân y 175
Nhà tang lễ Nguyễn Tri Phương
Dịch vụ
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói Xem chi tiết
Bảng giá Dịch vụ tang lễ trọn gói | Dịch vụ mai táng trọn gói
Tâm An Lạc xin gửi đến quý gia đình bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói ( bao gồm cả hỏa táng và an táng ) tại TPHCM nói riêng và toàn quốc nói chung để quý vị có thể tham khảo và tìm kiếm được đơn vị tổ chức tang lễ trang trọng và chu toàn nhất.
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM Xem chi tiết
Dịch vụ bốc mộ cải táng, sang cát tại TpHCM
Dịch vụ bốc mộ Tâm An Lạc sẽ xem ngày giờ để tiến hành bốc bộ. Yếu tố tâm linh và phong thủy là vô cùng quan trọng cho nên khi thực hiện bốc mộ tuyệt đối không được chểnh mảng việc xem ngày giờ.
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài Xem chi tiết
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài
Dịch vụ vận chuyển hài cốt ra nước ngoài của Tâm An Lạc luôn được đánh giá cao, chúng tôi đã giúp đỡ và phục vụ rất nhiều gia đình kiều bào tại hải ngoại nhận được hủ tro cốt của thân nhân mình tại sân bay gần nhất.
Liên hệ
Quý gia đình xin để lại thông tin

Đăng ký tại đây

Họ tên
Số điện thoại
Nội dung cần hỗ trợ
Trại Hòm Martino
Tel: 09 44 44 88 22
Giờ làm việc: 24/7
Kể cả ngày lễ
 
 
 
Fanpage
Fanpage
Bản quyền thuộc về Martino Group - All right reserved